Đậu xanh tốt cho bệnh nhân thủy đậu (Nhân Dân). |
Khi trẻ bị thủy đậu, nên nấu nước đậu xanh (1 lạng đậu nấu với nửa lít nước) cho uống thay nước cho đến khi khỏi bệnh. Có thể thêm ít đường phèn hoặc đường đỏ, hoặc nấu cháo đậu xanh loãng. Các loại đậu đen, đỏ, trắng cũng dùng được.
Các món ăn sau cũng tốt cho bệnh nhân thủy đậu, bạn có thể lựa chọn cho thích hợp khẩu vị của trẻ:
Nước thân cây rạ: Thân cây rạ bỏ lá rơm ngoài 15 g. Nấu lấy nước cho trẻ uống thay nước hằng ngày.
Nước mã thầy, bồ công anh mỗi thứ 15 g, nấu nước uống. Có thể thêm đường.
Cháo rễ lau: Rễ lau tươi 10-20 g, gạo 50 g, hai thứ nấu cùng.
Cháo lá sen: Lá sen tươi 100 g, gạo 100 g, nấu lá sen lấy nước nấu cháo. Thêm ít đường phèn hoặc đường đỏ.
Cháo lá tre: Lá tre tươi 30 g, gạo 100 g. Nấu lá tre khoảng 20 phút lấy nước nấu cháo.
Cháo ý dĩ (hạt bo bo): Hạt bo bo 30 g, nấu cháo với 60 g gạo. Ngày ăn hai lần trong vài ngày.
Cháo rễ lau, sinh địa: Rễ lau 20 g, sinh địa 10 g, thạch cao 10 g, gạo 100 g. Nấu thuốc trước, lấy nước nấu cháo nhừ.
Cháo phục linh: Phục linh 15 g, hoa mai vàng 15 g, gạo tẻ 50 g. Nấu kỹ phục linh với hoa mai vàng lấy nước để nấu cháo. Ăn nóng.
Cháo bách hợp: Bách hợp 10 g, đậu đỏ 20 g, hạnh nhân 6 g (bóc vỏ bỏ mầm), gạo 30 g, nấu cùng cho nhừ. Dùng vào thời kỳ khỏi bệnh.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
▪ Bó tay trước ô nhiễm sông Nhuệ (24/03/2006)
▪ 50% số thương hiệu nổi tiếng trong nước là của Việt Nam (22/03/2006)
▪ Khởi động sớm các tour du lịch dịp 30/4 (22/03/2006)
▪ Liên minh HTX quốc tế cam kết hỗ trợ Việt Nam (22/03/2006)
▪ Vai trò của hợp tác xã trong xóa đói, giảm nghèo (23/03/2006)
▪ Những thách thức của việc phòng, chống lao hiện nay ở Việt Nam (23/03/2006)
▪ Bệnh nhân có năm quả thận đang phục hồi tốt (23/03/2006)
▪ Thủ đoạn mới để nhập lậu gà (23/03/2006)
▪ Virus H5N1 thể hiện tại không dễ lây nhiễm giữa người với người (23/03/2006)
▪ Bệnh sốt xuất huyết và viêm não mô cầu diễn biến phức tạp (23/03/2006)