(1/12/2002) - Virus HIV tấn công và dần dần làm suy yếu hệ miễn dịch của người bệnh. Điều này khiến cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với các bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thư. Nếu không được điều trị, hơn một nửa số ca nhiễm HIV ở người lớn sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS trong vòng 12-13 năm. Một khi đã bị AIDS, nạn nhân thường chết sau 18-24 tháng.
Khi thâm nhập cơ thể, HIV tấn công các tế bào miễn dịch CD4 - một loại tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch. Các tế bào này sẽ bị tiêu diệt hoặc trở nên tàn phế, khiến khả năng chống chọi với bệnh tật và nhiễm trùng của hệ miễn dịch suy giảm.
HIV lan truyền từ người này sang người khác chủ yếu thông qua tiếp xúc với máu, tinh trùng và dịch tiết âm đạo. Các đối tượng hay bị bệnh là những người tiêm chích ma túy, quan hệ đồng tính nam hoặc có nhiều bạn tình khác giới. Một số trường hợp nhiễm bệnh do bị truyền máu nhiễm HIV. Ngoài ra, bệnh cũng có thể truyền từ mẹ sang con.
Các biểu hiện ban đầu của nhiễm HIV thường bị lẫn với dấu hiệu của một số bệnh nhiễm trùng do virus khác như cúm hoặc tăng sinh tế bào bạch cầu đơn nhân. Đó là:
- Sốt, đau họng, đau đầu, đau cơ - khớp.
- Nổi hạch to ở cổ, hố nách và bẹn.
- Nổi ban ở da.
- Đau quặn bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Các biểu hiện này thường tự mất đi sau 2-3 tuần.
Việc khám và làm xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV. Chẩn đoán sớm và hiểu biết về HIV sẽ giúp người bệnh được điều trị kịp thời và nhận được sự hỗ trợ cần thiết để làm tăng cơ hội được sống khỏe mạnh lâu hơn.
Mục đích của việc điều trị là:
- Giảm khả năng tự nhân lên của virus HIV trong cơ thể.
- Khống chế các bệnh cơ hội.
- Duy trì sức khỏe nói chung thông qua việc ăn uống tốt, giảm stress, vận động tích cực.
Các nhân viên y tế liên tục được trang bị kiến thức mới về nhiễm HIV và cách điều trị. Việc phối hợp chặt chẽ với họ sẽ giúp bạn biết được:
- Khi nào cần khám và làm xét nghiệm máu.
- Những tiến bộ mới nhất trong điều trị nhiễm HIV và các bệnh nhiễm trùng cơ hội là gì, và liệu chúng có phù hợp với bạn hay không.
AIDS là khâu cuối cùng trong các giai đoạn nhiễm HIV. Bệnh AIDS được chẩn đoán khi:
- Số lượng tế bào CD4 trong máu đạt dưới mức 200/microlit.
- Bị một bệnh cơ hội hoặc ung thư.
Nhiễm HIV/AIDS ở trẻ nhỏ thường khó chẩn đoán hơn so với ở người lớn và bệnh cũng tiến triển nhanh hơn.
BS Thu Thảo
▪ Tại sao Nhà nước không lấy gương một người cụ thể bị nhiễm HIV đến lúc bị AIDS và chết để cho dân khiếp sợ? (25/03/2004)
▪ Nếu tôi bị nhiễm HIV thì bào thai trong bụng có bị ảnh hưởng không? (25/03/2004)
▪ Anh ấy nói với cháu ở lần gặp thứ hai rằng anh bị nhiễm HIV (25/03/2004)
▪ Xin cho biết khi mới nhiễm HIV cơ thể có biểu hiện gì?". (25/03/2004)
▪ Người bị bệnh AIDS và viêm gan B nếu cắn vào người khác gây chảy máu thì có lây truyền bệnh không? (25/03/2004)
▪ Virus HIV có lây truyền qua da không? (25/03/2004)
▪ HIV có thể truyền qua đường hôn hay không (hôn sâu)? (25/03/2004)
▪ Virus HIV sống được trên kim tiêm, lưỡi dao cạo trong điều kiện thường bao lâu? (25/03/2004)
▪ Chồng bị AIDS, giao hợp không dùng bao cao su, khi gần xuất tinh mới rút ra thì có thể lây bệnh không? (25/03/2004)
▪ quan hệ tình dục với người có họcvà là con nhà lành vậy phải là tình dục an toàn không? (25/03/2004)