Theo thông báo của tạp chí Wall Street (Wall Street Journal), các nhà khoa học của Pháp và Nam Phi vừa tiến hành nghiên cứu cho thấy, việc cắt bao quy đầu ở nam giới giúp giảm tới 70% nguy cơ lây nhiễm HIV cho họ khi có quan hệ tình dục.
Những kết quả đáng vui mừng này sẽ được trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Bertran Auvert thuộc trung tâm y tế cộng đồng ở Pháp trình bày tại Diễn đàn quốc tế lần thứ 3 các hiệp hội phòng chống AIDS về vấn đề phát sinh và điều trị virus HIV (3rd International AIDS Society Conference on HIV Pathogenesis and Treatment <http://www.ias-2005.org/> ) tại Rio de Janeiro, Brazil vào cuối tháng này.
Đây rất có thể sẽ là một cách thức hiệu quả giúp ngăn ngừa đại dịch thế kỷ bùng phát mạnh mẽ. Tất nhiên, nam giới là những người có lợi nhất trong kết quả nghiên cứu này nhưng cũng không thể phủ nhận được những tác dụng tích cực gián tiếp lên phụ nữ khi bạn tình của họ không nhiễm phải virus HIV.
Việc thử nghiệm tại bệnh viện đã tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên hơn 3000 thanh niên trong độ tuổi từ 18-24 không nhiễm HIV đang sinh sống tại một thành phố ở Nam Phi. Một nửa số thanh niên đó được chỉ định cũng rất ngẫu nhiên thực hiện việc cắt bao quy đầu còn nửa kia thì giữ nguyên. Theo như kế hoạch thì đáng lẽ những thanh niên này phải được theo dõi trong vòng 21 tháng, nhưng chỉ sau một năm, các nhà khoa học đã thấy rất rõ hiệu quả của việc cắt bao quy đầu khi làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. Cứ 10 người tham gia thử nghiệm mà chưa cắt bao quy đầu nhiễm HIV thì chỉ có 3 người đã cắt bao quy đầu nhiễm virus này.
Từ thực tế đáng mừng này, ban giám sát nghiên cứu nhận thấy cần thiết phải ngừng việc nghiên cứu lại trước 9 tháng theo như kế hoạch đã định để cho những người thuộc nhóm chưa cắt bao quy đầu đi cắt bao quy đầu nhằm ngăn chặn việc lây lan HIV/AIDS càng sớm càng tốt.
Dương Kim Thoa dịch từ
▪ Ấn Độ: Cần giải quyết tốt cả hai mặt trận, lao và HIV/AIDS (07/07/2005)
▪ LHQ: Thái Lan sẽ là nước giúp đỡ Châu Phi phòng chống HIV/AIDS (05/07/2005)
▪ Trung Quốc: Dự thảo luật chống phân biệt đối xử với bệnh nhân HIV/AIDS (01/07/2005)
▪ MOZAMBIQUE: Cần quan tâm hỗ trợ hơn tới trẻ nhiễm HIV-AIDS (01/07/2005)
▪ Vấn đề chủng tộc của phụ nữ có liên quan đến tỉ lệ lây nhiễm HIV (01/07/2005)
▪ Hội đồng nhà nước Trung Quốc và 9 giải pháp nhằm phòng chống AIDS (01/07/2005)
▪ Hạt Solano chấn chỉnh bộ luật mới về mua, bán bơm kim tiêm (01/07/2005)
▪ Mỹ viện trợ tài chính cho Campuchia phòng chống HIV (29/06/2005)
▪ Trung Quốc có gần 800 nghìn người nghiện ma tuý (26/06/2005)
▪ Nhật Bản: Hỗ trợ các quốc gia đang phát triển cải thiện điều kiện y tế (23/06/2005)