Sau 4 ngày nhóm họp tại TP.HCM với 5 phiên toàn thể và 6 phiên thảo luận nhóm, Diễn đàn Lãnh đạo trẻ Á - Âu lần thứ VII đã kết thúc tốt đẹp, và công bố Thông điệp TP.HCM gửi tới Hội nghị Thượng đỉnh ASEM 5 được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 10/2004.
Thông điệp từ
TP.HCM khẳng định niềm tin về một sự hợp tác ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn giữa hai châu lục, nhất là giữa thế hệ trẻ, trong đó, tiến trình toàn cầu hóa và các tiến bộ về công nghệ sẽ hỗ trợ cho sự hợp tác toàn diện Á - Âu, đặc biệt trong việc đương đầu với những mối đe dọa toàn cầu như khủng bố, nạn dịch HIV/AIDS, sự suy thoái môi trường và nạn nghèo đói.
Thông điệp cũng đưa ra kết quả thảo luận, chia sẻ đề cập đến các vấn đề về giá trị chung Á - Âu, về lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, an ninh, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực và liệt kê theo thứ tự ưu tiên các giải pháp để thực hiện những ý tưởng, đề xướng tại Diễn đàn này.
Thông điệp chuyển tải nhiều sáng kiến được các thà
nh viên Diễn đàn nhất trí như thành lập Ban Thư ký ASEM chung, xây dựng Chương trình học bổng ASEM cho cả 25 quốc gia thành viên và phát triển các chương trình giao lưu giáo dục Á - Âu tập trung vào các lĩnh vực nghệ thuật, khoa học và thanh niên, xây dựng một cơ chế so sánh, chấp nhận các bằng cấp giữa các nước thành viên ASEM; tăng cường Diễn đàn doanh nghiệp Á - Âu và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tổ chức các lễ hội văn hóa Á - Âu ở các nước thành viên; tăng cường hợp tác an ninh, chống khủng bố toàn cầu, nạn buôn bán và lạm dụng lao động trẻ em.
Phát biểu kết thúc Diễn đàn, Đại sứ Delfin Colome, Giám đốc điều hà
nh Quỹ Á - Âu một lần nữa nhấn mạnh ASEM là một tiến trình lâu dài, vì vậy mối quan hệ và hợp tác chặt chẽ giữa thế hệ trẻ của hai châu lục chính là điều kiện tiên quyết để ASEM duy trì và phát triển thành công trong tương lai mà từ Diễn đàn các nhà lãnh đạo trẻ lần thứ VII tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, quan hệ đó đã đạt được một bước tiến mới tốt đẹp.
Tại Diễn đà
n, các báo cáo chính của nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm; ông Magnus Blomstrom, Giáo sư kinh tế học thuộc ĐH Kinh tế Stockhoml, Thụy Điển; Đại sứ S.Wiryono, thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế; Giáo sư Jan Servaes, Chủ tịch Khoa truyền thông, ĐH Khatholieke, Bỉ; và Phó Giám đốc điều hành Quỹ Quốc tế Xinhgapo Chia Meng Tze đã đưa ra những đánh giá sâu sắc về tiến trình ASEM với những thành tựu, cơ hội và thách thức đang chờ đợi, về những yếu tố cần chú ý để đảm bảo sự bền vững trong tiến trình tăng trưởng kinh tế ở châu Á và châu Âu. Các báo cáo cũng đề cập đến sự hợp tác giữa châu Á và châu Âu nhằm ứng phó với những thách thức chính trị mới, về xác định những giá trị chung giữa hai châu lục để điều hòa sự khác biệt cũng như khẳng định vai trò của giao lưu nhân dân trong việc tăng cường hợp tác Á - Âu.
Trong các phiên thảo luận nhóm, các đ
ại biểu đã tập trung thảo luận về triển vọng hợp tác ứng phó khủng bố, rút ngắn khoảng cách phát triển để thắt chặt hơn nữa hợp tác kinh tế Á - Âu, khắc phục những trở ngại từ sự khác biệt văn hóa giữa hai châu lục, tìm khả năng hợp tác Á - Âu trên các bình diện chính trị, kinh tế, văn hóa, phát triển nguồn nhân lực theo một phương hướng mới phù hợp với bối cảnh quốc tế trong thế kỷ 21. Các đại biểu cũng chỉ ra những cơ hội và thách thức đặt ra từ việc mở rộng ASEM và đề xuất nhiều ý tưởng mới mẻ trên lĩnh vực này.
Không ít sáng kiến nêu ra tại các phiên họp được ủng hộ và đ
ánh giá cao, như đề xuất thành lập Trường ĐH Á - Âu với hệ thống chi nhánh ở nhiều quốc gia tạo cơ hội gắn kết thế hệ trẻ ở cả hai châu lục trong môi trường học tập và nghiên cứu khoa học, thành lập Trung tâm trao đổi văn hóa Á - Âu, thành lập mạng dữ liệu thông tin chung về giáo dục - nghiên cứu như một thư viện điện tử, và thành lập Hội chợ triển lãm giáo dục chung của ASEM.
(TTXVN)