Quan niệm của giới trẻ Trung Quốc về tình và tiền
Các Website khác - 27/12/2004

Đã qua rồi cảnh ông mai bà mối đánh tiếng trước và làm trung gian cho một cuộc hôn phối. Bây giờ là tình yêu của tốc độ. Phóng sự ba kỳ của tờ Christian Science Monitor (từ ngày 15 đến 17-12-2004) đã cho thấy một bức tranh Tây hóa trong quan niệm về hôn nhân-hạnh phúc gia đình tại Trung Quốc thời hiện đại...

Chuyện kết hôn tại Trung Quốc hiện nay không còn nặng nề và câu thúc như thời phong kiến. Giới trẻ tự do hơn bao giờ hết. Khảo sát của Christian Science Monitor tại 200 thành phố có dân số hơn 1 triệu cho thấy tình và tiền là hai quan niệm thay đổi sâu sắc nhất trong xã hội Trung Quốc hiện đại. Hẹn hò và lãng mạn đã thế chỗ cho suy nghĩ "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó".

Xã hội hiện đại đầy dẫy "ngoại cảnh" tác động đến quan niệm hôn nhân. Tiểu thuyết ái tình xuất hiện tràn lan và ngày càng có nhiều thanh niên tự lập, sống xa đình. Giới nữ cũng bắt đầu sống bằng chính đồng lương mình kiếm được. Quan hệ hôn nhân ngoài giá thú hiện ở tỉ lệ rất cao, nhiều trường hợp có lối sống buông thả với "tinh thần" tiền là trên hết.

Một trong những ví dụ là Yu Weijing. Đến Bắc Kinh học đại học, Yu Weijing đã cặp bồ với một ''chú'' 40 tuổi đã có một đời vợ, có một con trai và là chủ một tiệm thuốc tây. Chàng thuê nhà cho nàng và mỗi tháng họ gặp nhau 5 ngày. Hiện tại, Yu Weijing đã cặp bồ với một doanh nhân khác và bản thân cô cũng chẳng biết quan hệ này kéo dài đến chừng nào...

Trung Quốc có một trật tự xã hội phong kiến tồn tại hơn 3.000 năm, nhưng khái niệm "hẹn hò" chỉ mới xuất hiện 4 năm trở lại đây. "Tư duy'' phái nam chủ động bây giờ đã "xưa rồi Diễm"! Con gái mời con trai đi chơi thì có gì đáng xấu hổ? "Bạo" một chút mới "thú" chứ! Và thế là những cuộc hẹn chớp nhoáng qua điện thoại, khi hai người chỉ mới nói chuyện lần đầu vài phút, đã bùng nổ như một hiện tượng xã hội. Đám cưới cũng ầm ĩ hơn. Thập niên 1980, một đám cưới chỉ tốn 40 USD nhưng bây giờ 4.000 USD là chuyện thường. Kết hôn rồi, cô dâu và chú rể cũng không sống chung bố mẹ. Hiện có khoảng 60% - 70% cặp mới cưới sống riêng. Và ngày càng có nhiều cuộc hôn nhân tan vỡ.

Trong quá khứ, ý kiến bậc cao niên là trên hết, người nhỏ chỉ biết nghe theo và kính trọng. Ngày nay, thành phần trí thức và sự phát triển của kinh tế thị trường đến quá nhanh và làm thay đổi cấu trúc gia đình. Người trẻ không còn kính trọng người già. Họ dựa vào khả năng mình - học đại học, tự lập và tự quyết định". Đúng là cuộc sống hiện đại đã ảnh hưởng rất nhiều đến giới trẻ. Trung Quốc hiện có 400 triệu người dùng điện thoại di động, nhiều người xem điện thoại di động và Internet là công cụ thể hiện sự tự do trong quan hệ xã hội.

Điều đáng chú ý là lối suy nghĩ thực dụng của thanh niên thời nay. "Bây giờ, khi gặp bạn trai, con gái chẳng úp mở gì và cứ hỏi thẳng toẹt: "Anh có nhà không?". ''Anh có xe hơi không?" là lời kể của Xia Xueluan, giáo sư đại học Bắc Kinh. Việc ngày càng có nhiều gia đình giàu hơn cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quan niệm hôn nhân. Cha mẹ gia đình giàu thường quá nuông chiều con, đặc biệt con trai. Tỉ lệ kết hôn tại Trung Quốc thật ra khá ổn định. Năm 2003, có khoảng 8,1 triệu người đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, tỉ lệ ly dị lại tăng nhanh, gấp ba trong hai thập niên qua. Năm 2003, số trường hợp ly dị nhiều hơn năm 2002 đến gần 155.000 vụ và tỉ lệ cao nhất thuộc về các thành phố lớn.

Một chuyện hiếm có ngày xưa bây giờ cũng xuất hiện nhan nhản: xã hội ngày càng có nQuan niệm của giới trẻ Trung Quốc về tình và tiền

Đã qua rồi cảnh ông mai bà mối đánh tiếng trước và làm trung gian cho một cuộc hôn phối. Bây giờ là tình yêu của tốc độ. Phóng sự ba kỳ của tờ Christian Science Monitor (từ ngày 15 đến 17-12-2004) đã cho thấy một bức tranh Tây hóa trong quan niệm về hôn nhân-hạnh phúc gia đình tại Trung Quốc thời hiện đại...

Chuyện kết hôn tại Trung Quốc hiện nay không còn nặng nề và câu thúc như thời phong kiến. Giới trẻ tự do hơn bao giờ hết. Khảo sát của Christian Science Monitor tại 200 thành phố có dân số hơn 1 triệu cho thấy tình và tiền là hai quan niệm thay đổi sâu sắc nhất trong xã hội Trung Quốc hiện đại. Hẹn hò và lãng mạn đã thế chỗ cho suy nghĩ "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó".

Xã hội hiện đại đầy dẫy "ngoại cảnh" tác động đến quan niệm hôn nhân. Tiểu thuyết ái tình xuất hiện tràn lan và ngày càng có nhiều thanh niên tự lập, sống xa đình. Giới nữ cũng bắt đầu sống bằng chính đồng lương mình kiếm được. Quan hệ hôn nhân ngoài giá thú hiện ở tỉ lệ rất cao, nhiều trường hợp có lối sống buông thả với "tinh thần" tiền là trên hết.

Một trong những ví dụ là Yu Weijing. Đến Bắc Kinh học đại học, Yu Weijing đã cặp bồ với một ''chú'' 40 tuổi đã có một đời vợ, có một con trai và là chủ một tiệm thuốc tây. Chàng thuê nhà cho nàng và mỗi tháng họ gặp nhau 5 ngày. Hiện tại, Yu Weijing đã cặp bồ với một doanh nhân khác và bản thân cô cũng chẳng biết quan hệ này kéo dài đến chừng nào...

Trung Quốc có một trật tự xã hội phong kiến tồn tại hơn 3.000 năm, nhưng khái niệm "hẹn hò" chỉ mới xuất hiện 4 năm trở lại đây. "Tư duy'' phái nam chủ động bây giờ đã "xưa rồi Diễm"! Con gái mời con trai đi chơi thì có gì đáng xấu hổ? "Bạo" một chút mới "thú" chứ! Và thế là những cuộc hẹn chớp nhoáng qua điện thoại, khi hai người chỉ mới nói chuyện lần đầu vài phút, đã bùng nổ như một hiện tượng xã hội. Đám cưới cũng ầm ĩ hơn. Thập niên 1980, một đám cưới chỉ tốn 40 USD nhưng bây giờ 4.000 USD là chuyện thường. Kết hôn rồi, cô dâu và chú rể cũng không sống chung bố mẹ. Hiện có khoảng 60% - 70% cặp mới cưới sống riêng. Và ngày càng có nhiều cuộc hôn nhân tan vỡ.

Trong quá khứ, ý kiến bậc cao niên là trên hết, người nhỏ chỉ biết nghe theo và kính trọng. Ngày nay, thành phần trí thức và sự phát triển của kinh tế thị trường đến quá nhanh và làm thay đổi cấu trúc gia đình. Người trẻ không còn kính trọng người già. Họ dựa vào khả năng mình - học đại học, tự lập và tự quyết định". Đúng là cuộc sống hiện đại đã ảnh hưởng rất nhiều đến giới trẻ. Trung Quốc hiện có 400 triệu người dùng điện thoại di động, nhiều người xem điện thoại di động và Internet là công cụ thể hiện sự tự do trong quan hệ xã hội.

Điều đáng chú ý là lối suy nghĩ thực dụng của thanh niên thời nay. "Bây giờ, khi gặp bạn trai, con gái chẳng úp mở gì và cứ hỏi thẳng toẹt: "Anh có nhà không?". ''Anh có xe hơi không?" là lời kể của Xia Xueluan, giáo sư đại học Bắc Kinh. Việc ngày càng có nhiều gia đình giàu hơn cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quan niệm hôn nhân. Cha mẹ gia đình giàu thường quá nuông chiều con, đặc biệt con trai. Tỉ lệ kết hôn tại Trung Quốc thật ra khá ổn định. Năm 2003, có khoảng 8,1 triệu người đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, tỉ lệ ly dị lại tăng nhanh, gấp ba trong hai thập niên qua. Năm 2003, số trường hợp ly dị nhiều hơn năm 2002 đến gần 155.000 vụ và tỉ lệ cao nhất thuộc về các thành phố lớn.

Một chuyện hiếm có ngày xưa bây giờ cũng xuất hiện nhan nhản: xã hội ngày càng có nhiều người đồng tính, Trung Quốc hiện có 40 triệu người thuộc thành phần này (khoảng 3% dân số).

Cách đây vài tháng, một nam sinh viên Bắc Kinh đã bỏ ra 90 USD để mua nước ngọt và kẹo tặng cho tất cả nữ sinh viên ở dãy ký túc xá đối diện, với thỏa thuận rằng cô nào "đồng ý" thì tối hôm đó ra tín hiệu bằng chớp nháy đèn phòng để cậu biết mà mò vào! Rõ ràng sự việc nhỏ này đã tiềm ẩn một vấn đề không nhỏ chút nào!

Theo PNCN