(pbase) |
Trái với ý nghĩ của nhiều người, vẫn có thể ra máu kinh vào thời gian đầu của thai nghén. Ra máu rải rác hay ít có thể là báo hiệu đầu tiên về tình trạng có thai.
Trễ kinh 1 tháng và thử que đã dương tính; ngoài ra còn kèm thèm chua, xót ruột thì đã có thể tin là có thai.
Khoảng 2 tuần sau khi trứng đã làm tổ trong lớp nội mạc của tử cung thì cơ thể bắt đầu thay đổi - những thay đổi còn sớm hơn cả test thai nghén và thậm chí thầy thuốc có khám cũng chưa dám khẳng định. Một số thay đổi sớm do hoóc môn của thai và của chính cơ thể người mẹ gây ra.
Trong 3 tháng đầu thai nghén còn có thể có nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác như:
Ra kinh:
Trái với ý nghĩ của nhiều người, vẫn có thể ra máu kinh vào thời gian đầu của thai nghén. Ra máu rải rác hay ít có thể là báo hiệu đầu tiên về tình trạng có thai.
Ra máu ít không giống như cơ chế kinh nguyệt bình thường mà do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây ra.
Vú to ra và quầng vú sẫm màu:
Đây thường được coi là gợi ý đầu tiên về sự có thai; vú nhạy cảm hơn, dễ đau khi đụng chạm, 2 tuần sau khi thụ tinh, vú và núm vú bắt đầu to ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn.
Mỏi mệt:
Hầu hết phụ nữ mới có thai đều mỏi mệt. Trong mấy tuần đầu, cơ thể tạo ra nhiều máu hơn để đem chất dinh dưỡng đến cho thai. Vì thế tim phải làm việc nhiều hơn để thích ứng với sự tăng cung lượng máu. Cơ thể cũng thay đổi cách sử dụng nước, carbohydrate và mỡ. Phối hợp những biến đổi sâu sắc nói trên có thể góp phần gây ra cảm giác mệt.
Nôn về sáng:
Chỉ những trạng thái khó chịu như buồn nôn hay nôn xảy ra với nhiều phụ nữ trong 12-14 tuần đầu tiên. Bệnh có xu hướng nặng lên về buổi sáng, nhưng một số phụ nữ cảm thấy buồn nôn suốt ngày, nhất là khi chưa ăn gì, dạ dày còn rỗng.
Ít khi gây sút cân nhiều hay mất nước và nguyên nhân nôn về sáng còn chưa rõ, có thể do những biến đổi về hoóc môn hay dạ dày-ruột; cũng có thể nặng lên do syytess cảm xúc và mỏi mệt đi kèm với thai nghén.
Đi tiểu nhiều:
Thể tích tử cung tăng lên cùng với tăng chức năng thận gây đi tiểu nhiều. Cũng có khi bị xón tiểu khi hắt hơi, ho hay cười to. Nguyên nhân là do tử cung to lên đè ép vào bàng quang.
Tăng cân:
Mặc dù có thể tăng cân 10-12 kg trong suốt kỳ thai nghén nhưng trong quý 1 cân nặng chỉ tăng khoảng 1 kg.
Tử cung:
Nếu có thai lần đầu thì thể tích tử cung to như quả lê nhỏ. Trong thời gian có thai, tử cung to lên để chứa nổi cả một thai phát triển đến đủ tháng.
Cổ tử cung:
Bắt đầu mềm, một dấu hiệu để chẩn đoán có thai.
Sự an toàn của siêu âm đến thai đã được nghiên cứu nhiều, nhất là tin đồn siêu âm làm tổn thương đến thính giác của thai; thực ra chưa có bằng chứng khoa học đáng tin cậy nào cho rằng sử dụng siêu âm có tác dụng có hại đến thai.
Không giống như tia X, siêu âm không gây ra tia xạ có hại mà chỉ tạo ra sóng âm cao tần khi gặp các cấu trúc cơ thể thì phản hồi trên màn hình để tạo ra hình ảnh.
Những sóng âm này có tần số mà tai người không nghe được nên không nguy hiểm cho thính giác của thai. Do đó có thể yên tâm đi gặp thầy thuốc để chẩn đoán siêu âm về thai nghén trước cả 5-6 tuần.
Thầy thuốc thường sử dụng siêu âm chẩn đoán từ 18 đến 20 tuần của thai nghén để biết rõ hơn về sự tăng trưởng (lớn lên) của thai, ước lượng tuổi thai và sức khỏe toàn thể.
(Theo BS. Đào Xuân Dũng, Tuổi Trẻ)
▪ Muốn hạnh phúc hãy chăm làm (25/03/2006)
▪ Thế giới của nàng: Nàng và chuyện lấy chồng (23/03/2006)
▪ Thuốc và thai nghén (15/03/2006)
▪ Nhật ký tình yêu của Trang (13/03/2006)
▪ Thuốc phá thai - con dao hai lưỡi (06/03/2006)
▪ "Những bí mật bạn gái" - chương trình mới của VOV (04/03/2006)
▪ Phụ nữ càng cao càng có ít con (03/03/2006)
▪ Nụ cười (03/03/2006)
▪ Trầm cảm ở học sinh sinh viên (20/01/2006)
▪ Một @ biết cách thổi lửa cho người đối thoại (08/01/2006)