Theo nhận định, các nước đang phát triển sẽ là thị trường tiềm năng cho TMÐT do tỷ lệ kết nối Internet tăng nhanh; kinh tế tăng trưởng khá ổn định và nhận thức ngày càng rõ các cơ hội do TMÐT mang lại. Dự báo, khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ vươn lên dẫn đầu về mức độ ứng dụng TMÐT toàn cầu.
TMÐT ở Việt Nam: thực trạng và thách thức
Cho tới nay, TMÐT đã hình thành ở Việt Nam và bước đầu góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp (DN). Năm 2002, chỉ có gần 800 DN có website; đến năm 2004, con số này đã lên đến 3.000, và tới đầu năm 2005, đã có khoảng 17.500 DN xây dựng website. Theo các chuyên gia, ứng dụng TMÐT giúp DN giảm 50% chi phí giao dịch, tăng 20% - 30% lợi nhuận, mở rộng thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Dự thảo "Kế hoạch tổng thể phát triển TMÐT ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010" của Bộ Thương mại đặt ra bốn mục tiêu cụ thể: đến năm 2010 sẽ có khoảng 70% DN ứng dụng TMÐT ở mức cao và tiến hành giao dịch theo hình thức B2B (giao dịch TMÐT giữa DN với DN); 90% các DN biết lợi ích của TMÐT và có ứng dụng nhất định; khoảng 15% hộ gia đình và gia đình có thói quen mua sắm trên mạng B2C; tất cả các chào thầu mua sắm của Chính phủ được công bố trên các trang tin điện tử của các cơ quan Chính phủ, 30% mua sắm của Chính phủ được tiến hành trên mạng B2G.
Theo lộ trình, đến cuối năm 2006. Việt Nam sẽ ban hành các luật tạo nền tảng cho TMÐT: Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại (sửa đổi) và Bộ Luật dân sự (sửa đổi - quy định chung về hợp đồng). Tới cuối năm 2007, ban hành các văn bản pháp quy điều chỉnh nhiều khía cạnh liên quan đến TMÐT (chữ ký số, chứng thực điện tử (CA), hợp đồng điện tử, an toàn và bảo mật, giải quyết tranh chấp...). Trong các năm 2008 - 2010 ban hành đầy đủ các văn bản, quy phạm pháp luật liên quan đến TMÐT (bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tội phạm trên mạng, các vấn đề về thuế nội địa và thuế hải quan...). Bên cạnh đó, nhiều dịch vụ công phải được tin học hóa để đáp ứng đòi hỏi tự động hóa giao dịch trên mạng nhằm hỗ trợ TMÐT phát triển.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc ứng dụng TMÐT ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, phần lớn các website chỉ dừng ở mức độ cung cấp thông tin khái quát về DN và sản phẩm, chưa thật sự trở thành công cụ tương tác giữa khách hàng và DN. Việc ký kết hợp đồng điện tử và thanh toán trực tuyến trong các giao dịch thương mại chưa thực hiện được do thiếu một môi trường pháp lý thích hợp và các hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông (VT) cần thiết. Nhiều DN Việt Nam vẫn chưa chú trọng đầu tư kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực về TMÐT; tỉ lệ DN biết lựa chọn công nghệ, có cơ cấu tổ chức hợp lý để tham gia triển khai những dự án TMÐT còn thấp. Tập quán kinh doanh, tâm lý tiêu dùng; chi phí cho kết nối Internet ở mức cao, chất lượng đường truyền kém... là những trở ngại lớn cho ứng dụng TMÐT. Theo ông Trần Thanh Hải (Bộ Thương mại) thì một trong những nguyên nhân khiến TMÐT ở Việt Nam chậm phát triển là thiếu cơ chế chính sách.
Ðể TMÐT Việt Nam hội nhập thế giới
Xếp hạng về môi trường thương mại điện tử Theo khảo sát mới đây của Cơ quan Tình báo Kinh tế (Economist Intelligence Unit) và IBM, Philippines đã tăng từ thứ 11 (năm 2003) lên đứng thứ 12 ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về "e-readiness" (mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử). Tuy nhiên, trong số 64 nước và vùng lãnh thổ được khảo sát, vị trí của Philippines giảm từ 47 xuống 49. Philippines nằm trong số các nước được xem là đã qua thời thương mại điện tử qua internet và đang tiến vào môi trường di động và không dây. Ðứng đầu theo khảo sát năm 2004 là Ðan Mạch, Anh, Thụy Ðiển, Na Uy, Phần Lan, Mỹ (Mỹ giảm từ vị trí thứ 3 năm 2003 xuống thứ 6). Ở châu Á - Thái Bình Dương, Singapore đứng đầu (thứ 7 trong tổng sắp), tiếp theo là Hồng Công (8), Australia (12), Hàn Quốc (14), New Zealand (19), Ðài Loan (20), Nhật Bản (25), Malaysia (33), Thái-lan (43), Ấn Ðộ (46), Philippines (47), Trung Quốc và Sri Lanka (đều thứ 52), Indonesia (59), Việt Nam (60) và Pakistan (62). "E-readiness" là thước đo môi trường kinh doanh điện tử của một nước, xem xét theo 100 tiêu chí (theo sáu nhóm), cả về số lượng và chất lượng, đánh giá về hạ tầng công nghệ, môi trường kinh doanh chung, mức độ áp dụng kinh doanh điện tử của người tiêu dùng và các công ty, các điều kiện xã hội và văn hóa ảnh hưởng sử dụng internet, và tính sẵn có của các dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh điện tử. BỘ THƯƠNG MẠI
| Có thể nói, cơ hội phát triển TMÐT tại Việt Nam trong những năm tới là rất lớn. Tuy nhiên, tại thời điểm xuất phát, Việt Nam đang phải đương đầu với nhiều thách thức (nguồn nhân lực, bộ máy quản lý còn yếu; thiếu môi trường pháp lý và chính sách, hạ tầng ITC còn yếu và bối cảnh kinh tế - xã hội chưa thuận lợi). Ðánh giá tình hình phát triển TMÐT (năm 2005) là trong khoảng 175.000 website của các DN Việt Nam đang hoạt động thì 59,3% sử dụng đường truyền ADSL. Ðến thời điểm này, khuynh hướng giao dịch thương mại B2B đã có những đợt mua bán, trao đổi cụ thể.
Những con số trên phần nào phản ánh sự phát triển của hạ tầng viễn thông và Internet Việt Nam. Trong năm nay, các cơ quan Nhà nước cũng đang tích cực xây dựng nhiều dự thảo văn bản, quy phạm pháp luật nhằm nhanh chóng tạo ra môi trường pháp lý cho TMÐT, song tất cả vẫn phải chờ văn bản pháp quy ban hành và đi vào cuộc sống. Theo Bộ Thương mại, nhận thức của các DN về TMÐT thay đổi nhanh.
Ông Louis Nguyễn - GÐ Ðiều hành Vinacapital cho rằng để phát triển TMÐT ở Việt Nam, cần có bốn bước: cải thiện cơ sở hạ tầng và giao thông; khuyến khích cạnh tranh trong lĩnh vực VT; tăng lượng người sử dụng; thông qua Luật chữ ký điện tử vào cuối năm 2005 và Chính phủ nên bắt đầu mua bán bằng TMÐT. Việc tuyên truyền, đào tạo cho DN, cho người dân và đẩy nhanh việc tạo lập môi trường pháp lý là những việc làm cấp bách vì TMÐT chỉ phát triển mạnh khi các giao dịch thương mại thông qua phương tiện điện tử được pháp luật bảo đảm.
Theo TS Lê Mạnh Hà, Giám đốc Sở Bưu chính (BC) - Viễn thông TP Hồ Chí Minh hiện thành phố dẫn đầu cả nước về đầu tư phát triển hạ tầng CNTT, hạ tầng VT và hạ tầng internet. Năm 2003-2004, quy mô cung cấp và thuê bao internet ở thành phô phát triển với tốc độ 100% - 200%/năm với hơn 800 nghìn thuê bao quy đổi, khoảng 10 nghìn thuê bao ADSL... Tuy nhiên, TMÐT phải đáp ứng nhu cầu thực tế, không thể thực hiện một cách áp đặt khi môi trường pháp lý chưa đầy đủ; DN và người dân chưa có tập quán thanh toán qua ngân hàng, hệ thống thương mại, siêu thị chưa phát triển.
Thạc sĩ Cao Ngọc Thành, Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh cho rằng, để sẵn sàng cho TMÐT, thành phố cần chú ý các vấn đề: cơ sở hạ tầng, công nghệ, sự tiếp cận với các dịch vụ cần thiết, mức độ sử dụng Internet, trình độ nguồn nhân lực, và định vị đến nền kinh tế số. Mục tiêu thành phố cần để thúc đẩy TMÐT cho giai đoạn 2006 - 2010 là: mật độ thuê bao Internet đạt 20 - 25 máy/100 dân; mật độ điện thoại - 45 máy/100 dân; khoảng 60% DN thực hiện các giao dịch trên mạng; 15% hộ gia đình có thói quen mua sắm trên mạng.
Theo Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB), năm 2005, ACB đi đầu đưa vào hoạt động dịch vụ thanh toán qua tổng đài tự động 247, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch đăng ký trước qua hệ thống trung tâm dịch vụ khách hàng và đang tiến hành hợp tác với các đơn vị truyền thông mạng có uy tín tại Việt Nam để hình thành các kênh thanh toán trực tuyến...
Tổng Giám đốc SPT - Trịnh Ðình Khương thông báo rằng, SPT và Trung tâm xúc tiến Phát triển phần mềm DN (VSDC) thuộc VCCI đang triển khai hợp tác với mục tiêu hỗ trợ các DN Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, phục vụ hội nhập và phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin (đào tạo; hội thảo về thị trường; quảng bá, bảo vệ thương hiệu; sử dụng Internet phục vụ kinh doanh; nắm bắt công nghệ mới; nâng cao trình độ quản lý...). VCCI và SPT cũng cùng nhau phối hợp xây dựng cổng giao dịch ÐT.
Mới đây, Công ty Công nghệ B2B đã cho ra đời cổng giao dịch TMÐT tại http://www.worldtradeb2b.com/. Ðây là một sàn giao dịch TMÐT mang tính toàn cầu với 27 danh mục hàng hóa chính và hơn 1.500 danh mục hàng hóa phụ; bước đầu hình thành hệ thống bán hàng trực tuyến với hai siêu thị ảo là Golmart (www.golmart.com.vn) của Công ty Uy Tín- GOL và VDC siêu thị (vdcsieuthi.vnn.vn) của Công ty Ðiện toán và Truyền số liệu.
Các cấp độ ứng dụng CNTT trong DN
Mức độ
| Sơ khai
| - Tác nghiệp
| Chiến lược
|
| - Soạn thảo văn bản
| Phần mềm kế toán được sử dụng phổ biến (88%)
| - Chưa phổ biến. Một số dịch vụ đã áp dụng
|
| - Truy cập internet
| - Quản lý sản xuất (8%), quản lý dự án (2%)
| ERP, CRM, SCM
|
| - Gửi thư điện tử
| -12% sử dụng phần mềm trong sản xuất
| - Phát triển mạnh ứng dụng TMĐT và trong kinh doanh
|
| - Tel, Fax
| - Phần mềm đặc thù chưa nhiều
|
|
|