Sự quá đà trong lối sống chính là nguyên nhân đem đến những hậu quả khó lường với bạn trẻ. (Ảnh minh họa). |
“Cả tháng nay, em có xin đồng nào của ông bà già đâu mà vẫn đi chơi được đấy. Ổng bả tưởng tiền của ổng bả to lắm hả!”. Cô bé T.N.D, học sinh lớp 10 trường THPT N.K, Q.10-TPHCM khoe thành quả của mình như vậy. Bạn bè cô bỏ ra vài chục triệu đồng chi cho cuộc chơi mỗi ngày là chuyện nhỏ. Từ bar đến “đá” Chỉ mới dọn về xóm tôi chưa được một tháng nhưng tấm gương xấu của D. trở thành chuyện để các bà mẹ trong xóm dạy con phải tránh xa. Tối nào cũng vậy, không có bạn trai đến đón thì D. cũng lấy xe đi đến tận gần sáng. Ngỏ ý xin đi cùng D. vì đang trong tình trạng... chán đời, tôi nhận được ngay cái gật đầu của cô: “Nể tình hàng xóm, dẫn chị đi chơi một lần cho... hết lúa”. Điểm hẹn của nhóm bạn trẻ này là bar A. trên đường Phạm Ngọc Thạch, TPHCM. Trong không gian tranh tối tranh sáng bên cạnh các cô, là 4 thanh niên có vẻ nhỉnh hơn các cô chừng vài tuổi. Một chai Hennessy cho 8 người có vẻ không đủ, các cô đòi kêu thêm nhưng Hùng, một thanh niên có vẻ già nhất nhóm tỏ vẻ không đồng ý: “Uống vừa thôi”. Ngay lập tức, K.M, có gương mặt khá non, trấn an: “Anh đừng cản tụi nó, hôm nay em lo”. Nói đoạn, K.M lôi ra một túi ni lông quăng lên bàn. Trong đó toàn là nhẫn, dây chuyền, lắc..., theo lời K.M, tổng cộng hơn một cây vàng. Trong tiếng reo hò, cổ vũ của cả nhóm, Hương, ngồi cùng Hùng xung phong đi “tiễn” túi vàng của K.M vào tiệm. Tất cả sẽ được quy đổi thành tiền rồi chi hết cho cuộc chơi thâu đêm suốt sáng này. Chuyện túng tiền, bán trang sức có lẽ không khiến tôi ngạc nhiên vì theo lời D. giải thích cho “cử chỉ đẹp” của K.M: “Tiền trong tài khoản nó đầy, chỉ là nó chán, không muốn đeo mấy thứ đó nữa thôi. Bán cái này, ba mẹ nó lại “kéo” cho cái khác ngay mà”. D. kể, từ ngày đi chơi với nhóm bạn này, chưa bao giờ cô phải trả tiền cho các cuộc chơi. Nếu không phải dịp sinh nhật thì cũng được cha mẹ trúng mánh cho tiền tiêu xài. Có khi cái cớ ăn chơi xuất phát từ sự bốc đồng như kiểu “chán vàng” của K.M nên cả nhóm tha hồ tiêu pha. Cuộc chuyện trò trong tiếng nhạc xập xình gần vãn thì Hương và Hùng cũng vừa quay lại. Thanh toán xong chi phí hai chai rượu, xấp tiền mà Hùng trao lại cho K.M chỉ là vài tờ 500.000 đồng. Vờ thắc mắc vì sao giá rượu quá đắt, tôi nhận được lời giải thích của D: “Mua “đá” nữa. Lát nữa đi “đập”. Khách sạn cũng gần đây thôi”. Từ chối lời mời của nhóm bạn trẻ, tôi về nhà bằng taxi mà không khỏi lo lắng cho các cô, cậu này. “Thành tích” lẫy lừng Quá trưa hôm sau, tôi nhận được điện thoại của Hương, cô bé cùng nhóm với D. Hương ngỏ ý nhờ tôi chở về nhà, “bảo chứng” cho sự vắng mặt đêm qua để ba mẹ cô yên tâm. Nhìn gương mặt phờ phạc của Hương, tôi khó thể nén tiếng thở dài. “Chị đừng lo, tụi em mướn phòng VIP, ở dưới tầng trệt, không có đứa nào té lầu đâu”. Thấy tôi có vẻ không hiểu, cô bé sẵn đà giải thích: Đập “đá” mang đến ảo giác mạnh hơn thuốc lắc nhiều lắm. Lúc nào cũng có cảm giác mình đang bay, chỉ cần ra ban công, dễ nhào xuống đường lắm”. Theo lời của Hương, trước đây cũng đã có trường hợp thành viên của nhóm phê thuốc nhảy từ tầng một của khách sạn xuống đất. Hỏi về chuyện “thầm kín”, Hương thật thà: “Lần đầu em còn quan tâm là ai chứ bây giờ thì ai cũng vậy”. Chỉ riêng đêm qua, Hương cho biết mình đã quan hệ với cả 3 thành viên trong nhóm. “Lúc đó, “máu” lắm!”- cô bé thật thà. Tiễn tôi ra cửa, Hương rủ tôi tiếp tục tham gia cuộc chơi kế tiếp. Cô bé phân trần: “Đi với mấy anh quen rồi, ở nhà buồn lắm. Cũng không cần phải xin tiền bố mẹ đâu...”. Rời căn hộ hai tầng trên đường Ba Tháng Hai, Q.10-TPHCM của gia đình Hương, tôi phần nào hiểu được vì sao cô dễ dàng qua mặt cha mẹ như vậy. Sau khi gật đầu chào tôi lấy lệ, mẹ Hương lại cúi xuống đánh tiếp ván bài tứ sắc đang dang dở. Cách ứng xử với cuộc sống của Hương, cũng không khác với N.T.T.B, học sinh trường THCS T.V.O, Q.1- TPHCM. Dù đã hết năm học nhưng các thầy cô và học sinh cũ của trường vẫn chưa quên được “thành tích” lẫy lừng của T.B trong suốt 4 năm học tại trường: Bỏ học thường xuyên, nhiều lần huy động bạn bè vác mã tấu thanh toán học sinh trường khác và đặc biệt là hai lần bị bắt quả tang đang “đóng phim con heo” tại phòng sinh hoạt chung... Khi nhà trường mời phụ huynh tới làm việc, mẹ T.B mới té ngửa. Lúc này, những biện pháp như đưa đón, không cho đi chơi và thậm chí là không cho T.B tiền mà cha mẹ áp dụng đều không giữ được chân T.B… Một số ý kiến của các bạn trẻ: Sợ bản thân mình Cuối năm học lớp 9, tôi bắt đầu chơi với đám bạn quậy phá ở trong trường. Chúng tôi thường rủ nhau đánh bi-a, rồi cũng từ đây, nhóm bạn có những mối thù với học sinh trường khác. Tôi bị bạn bè lôi kéo vào những vụ đánh nhau đẫm máu bằng gậy gộc. Lên cấp 3, chuyển trường khác nhưng tôi chỉ thích chơi với những đứa quậy phá và tổ chức những cuộc bay đêm để đua xe. Lúc đó tôi cảm thấy thật thích thú với cảm giác liều lĩnh, tự do... Giờ tôi đã đi làm, có gia đình, ít ai tưởng tượng nổi tôi sẽ được như ngày hôm nay. Nhiều đêm nằm nhớ lại, tôi thấy sợ chính bản thân mình. (Phuongnd@yahoo...) Vì bố, tôi đã quyết tâm Sau nhiều lần bị đám bạn rủ rê, tôi dính vào ma túy khi thằng bạn rủ “thử đi cho biết”. Bố mẹ tôi biết bao lần đi theo bắt tôi về, nhưng tôi toàn trốn... Mẹ tôi đã tốn không biết bao nhiêu tiền đưa tôi vào trại cai nghiện rồi thuê bác sĩ về tận nhà nhưng tôi vẫn không cai được. Còn bố tôi, do suy nghĩ quá nhiều đã ngã từ cầu thang xuống phải đi cấp cứu. Tôi nghe ai đó nói, năm đó là năm hạn của bố, không khéo bố tôi không qua khỏi... Lần đó, tôi mới thực sự quyết tâm cai nghiện. Đám bạn của tôi ngày ấy, giờ sống sót chỉ còn vài ba đứa... (Nguyễn Trần H., Khâm Thiên, Hà Nội) Quan trọng là biết giữ mình Tôi không hiểu như thế nào thì gọi là sống buông thả. Nhưng nếu thỉnh thoảng cùng bạn bè đi chơi thâu đêm thì có sao? Tôi cũng thường đi nhậu với bạn, tập trung đến nhà một đứa nào đó bật nhạc lên nhảy nhót rất vui. Tất nhiên, nếu muốn đi chơi, tôi phải xin phép bố mẹ ngủ ở nhà bạn không về. Nhưng chúng tôi không bao giờ dùng thuốc lắc, hay quan hệ yêu đương bừa bãi. Tôi nghĩ, quan trọng là phải biết giữ mình để không quá đà. (Nguyễn Lan Hương - lanhuongct@ ....) Theo Đặng Quý Yên Người Lao Động
▪ “Đi hoang” ở tuổi mười lăm (21/08/2008)
▪ Khi con gái.. buông xuôi theo màn đêm (20/08/2008)
▪ 'Lỡ dại' ở tuổi teen (19/08/2008)
▪ Những cô gái tình nguyện "làm vợ thiên hạ" ở xứ người (19/08/2008)
▪ Bi kịch của một cô gái cả tin (16/08/2008)
▪ Nữ sinh cấp II bỏ nhà để làm gái “cứu net” (15/08/2008)
▪ Nghĩa Lộ – Yên Bái: Một gái bán dâm nhiễm HIV, nhiều đàn ông "ngồi trên đống lửa (15/08/2008)
▪ Những 'em út' trong quán karaoke không lời (14/08/2008)
▪ Hải Phòng: Nhiều hộ trồng cần sa (13/08/2008)
▪ Sống buông thả, bị xâm hại tình dục (13/08/2008)