Câu chuyện về hai nạn nhân AIDS
Các Website khác - 08/05/2001
Câu chuyện về hai nạn nhân AIDS

Hàng ngày, chúng tôi vẫn qua lại trên đường Đồng Khởi (Q.1 TPHCM) có khi cả năm bảy lần. Một con đường đẹp và náo nhiệt dẫn từ nhà thờ Đức Bà đến Nhà hát Thành phố. Một khu vực mà các đoàn xe thông tin cổ động tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, ma tuý vẫn rầm rộ đi qua. Trên những chiếc xe ấy, có những câu khẩu hiệu thật là ấm áp tình người, như "Đừng chết vì thiếu hiểu biết", "Hãy giúp đỡ những người nhiễm HIV"... Nhưng cũng trên con đường trung tâm ấy, gần đây có hai người nhiễm HIV đã phát triển thành AIDS đang nằm chờ chết mà không thấy ai chìa tay ra với họ.

Anh N.V.B - một vài ngày trước khi chết
vì căn bệnh thế kỷ.

Một quãng đường trên một con đường
Đường Đồng Khởi là một con đường đẹp, quãng đường chạy ngang Công viên Chi Lăng là một quãng đẹp nhất. ề đây ít nhà cửa. Vì thế có nhiều người hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tìm đến nương thân, kiếm sống qua ngày. ề đó có một người phụ nữ mù, hàng ngày đứng lặng lẽ chìa xấp vé số ra mời, không một lời năn nỉ. Có một thanh niên quê ở Thái Bình hai tay bị tật teo nhỏ ngắn ngủn, hàng ngày lặng lẽ vẽ tranh bằng chân kiếm sống... Thời gian gần đây, hai bên đường lại có thêm hai con người khốn khổ đến nằm vật vã, chờ chết. Hai cơ thể như hai cái thây ma, gầy đến không thể gầy hơn được nữa. Nếu bỏ hai người lên cái cân của dân dép lê cân dạo thường đi ngang , chắc cả hai cộng lại được 50kg là cùng. Gặp lúc trời mưa, cả hai cơ thể như hai que củi khẳng khiu ấy bật dậy lết vội vào những mái hiên cạnh đó, co ro trú mưa. Chúng tôi đi qua đây mỗi ngày. Nhìn họ vừa thương vừa sợ, rồi cuối cùng chúng tôi cũng quyết định ghé thăm, hỏi chuyện. Người đầu tiên chúng tôi gặp đang nằm áp sát vào vách tường. Aẽo vải nâu không tay rách bươm. Cái quần cụt tả tơi. Mắt lờ đờ, da bọc xương, hai chân co ngang tai và một chiếc nạng gỗ cũng đơn độc như cái thân thể tiều tụy ấy. Ông thều thào: "Từ ngày tôi nằm đây chỉ thấy người ta đuổi như đuổi tà, ai thương thì rót cho vài tờ bạc lẻ vào cái nón rách này, chỉ có cô chú thương tình hỏi chuyện mọi nhẽ".

Nhìn thần sắc thăm thẳm tối trong mắt ông, cô đồng nghiệp trẻ run run đề nghị: "Ông thử thè lưỡi ra xem nào?". Ông theo lời. Cái lưỡi trắng xác như mặt trong của cái vỏ chuối dại, biểu hiện của căn bệnh AIDS giai đoạn cuối. Ông ngửa cổ dốc tợp cặn nước chứa trong cái lon hình như đã rỗng lắm, rồi phều phào kể về bi kịch đời mình... Ông tên là P.V.K. 52 tuổi. Năm 1975, ông rời quê hương Nam Định vào Sài Gòn bán phở. Lúc ở Thanh Đa, lúc ở Tân Bình. Ông đã có một đứa con trai. Những năm Sài Gòn ăn bo bo, vợ ông vượt biên mất dạng. Ông trở lại Nam Định, đi bước nữa, có thêm một trai một gái như ai. Rồi để chạy trốn cái nhọc nhằn nơi quê, lại nhớ cái phóng khoáng trời Nam, ông bỏ vào Sài Gòn lần nữa. Lần này làm "cố vấn" cho các tiệm phở ít tên chứ không có vốn mở tiệm riêng, mỗi ngày kiếm được khoảng 50 ngàn. Đúng cái lúc cuộc sống bắt đầu dễ thở hơn, thì ông phát hiện vợ ngoại tình. Còn ông thì hết lao đến suyễn. Quá tuyệt vọng, ông lao vào con đường hút chích từ 5 năm nay...

Cuộc chuyện trò của chúng tôi với con người gần đất xa trời này luôn bị cắt ngang, bởi lâu lâu lại có một ông Tây bà đầm đến lôi máy ra chụp hình. (Chúng tôi thật sự khó chịu khi thấy họ chụp cảnh tượng không đẹp mắt này giữa trung tâm thành phố, không biết họ sẽ nghĩ gì về đất nước mình đây?). Tôi hỏi: "Sao ông không vào các trung tâm cai nghiện mà nằm ngay trung tâm thành phố thế này?". Ông trả lời khá rành rọt: "Trước khi chọn nơi này làm điểm dừng chân cuối của cuộc đời mình tôi đã nghĩ rồi. Tôi hiểu bệnh của tôi mà. Trên thì miệng lở loét không ăn uống gì được. Dưới thì cứ tiêu chảy dài dài, bại hoại như vậy ai dám nuôi nấng mình nữa? Thôi thì cứ ra đây, được tự do đón nhận khí trời, nghe thấy, nhìn thấy cuộc sống đang náo nhiệt trôi qua trước mắt, rồi chết lúc nào thì chết. Tôi cũng mong bọn trẻ đang vui tươi trẻ trung như thế đi qua đây nhìn thấy thân thể bị tàn phá của tôi, chúng sẽ biết sợ mà đừng lao vào con đường này nữa". Và thật bất ngờ, ông bình tĩnh đọc cho chúng tôi nghe một bài thơ chắc là của ông tự biên sau khi gục ngã vì bịnh tật: "...Khi tôi chết xin người đừng nhỏ lệ/ Mà nhớ tôi với đoạn ngắn thơ thôi/ Chết là trở lại tinh thể của sao trời/ Trả trái đất những gì vay mượn trước/ Chào những khách bộ hành tuổi xanh xuôi ngược/ Tôi đến ga đời trả lại vé quê hương...". Bài thơ vừa dứt, nước mắt ông chảy ròng trên cái hố mắt hoăm hoắm. Ông thở dài tức tưởi: "Thế là cũng chấm dứt một kiếp người".

"Tôi không muốn chết"
Bên kia đường, ở đó, một nạn nhân khác cũng tiều tụy không kém đang nằm vật vã, bụng dính vào lưng, lưng dính xuống đường, hai cẳng chân gầy như chân vạc cào cào trên mặt đường lát gạch đang nóng bỏng giữa tháng nóng nhất của Sài Gòn. Tuy đứng cách xa ông ta cả mét nhưng chúng tôi vẫn nhận thấy một mùi hôi bốc lên. Một lũ kiến vàng đang bu lại tìm bóng mát bất đắc dĩ trên cái thân thể xẹp lép khẳng khiu và không còn biết đến ngượng ngập vì sự dơ dáy của mình. Vài người bán hàng rong cho chúng tôi biết người đàn ông này đã không còn nhận biết gì được nữa. Tên ông là N.V.B. 50 tuổi, quê Hải Phòng vào làm nghề thợ sơn ở Cà Mau. Những câu được câu mất ấy của ông B. như từ âm phủ đưa lên: "...Giờ nằm nhớ lại, tôi nghĩ tôi bị nhiễm bệnh này từ năm 1990. Năm cơn bão tàn phá miền Tây, bão cuốn trôi cả vợ và con gái tôi, tôi quá tuyệt vọng, bỏ lên thành phố và bắt đầu hút chích từ đó. Bây giờ mỗi ngày bệnh càng nặng hơn...".

Chuyện về ông cũng như bao nhiêu nạn nhân khác của HIV/AIDS. Họ lao vào con đường hút chích bằng một hoàn cảnh riêng tư, đặc biệt, tuyệt vọng nào đó. Và bây giờ hối hận thì đã muộn. Nhưng lạ một điều, đến nước này rồi, ai cũng muốn thét lên, gào lên một điều: "Đừng bao giờ tìm thú vui, tìm vào quên lãng theo kiểu đó ". Nhưng có ai nghe thấy tiếng kêu cảnh tỉnh của họ, của những kẻ nằm lề đường chờ chết từng ngày, chờ chết từng phút? Chính quyền đã làm được nhiều việc, không ai phủ nhận điều đó. Nhưng quả thật là làm không xuể, làm không hết, vẫn để những tình trạng người nhiễm HIV và người tái nghiện phát triển dây dưa , khi trồi khi sụt từng nơi từng lúc. Lo cho nhiều người cũng có thể sót một vài người, nhưng cứu một vài người cũng quan trọng khác chi chăm lo cho phong trào chung. Câu khẩu hiệu đầy tình người ấy vẫn như đang giăng giăng trước mắt chúng tôi: "Hãy cứu giúp những người nhiễm HIV". "Đừng xa lánh những người bị AIDS"...
Những suy nghĩ của tôi đột nhiên bị đứt đoạn bởi tiếng kêu thảm thiết tuy không lớn lắm của ông B. với cô đồng nghiệp trẻ : "Cô ơi, cô làm ơn xin cho tôi được vào Nhà thương Chợ Quán nằm đi cô, tôi... không... muốn... chết!". Chúng tôi hứa với ông sẽ viết báo, sẽ gọi điện để cơ quan chức năng đến giúp ông. Bản thân chúng tôi cũng rất tin là mọi chuyện sẽ được cải thiện, tuy chưa biết ở mức độ nào.

Khi chúng tôi đứng lên mới nhận thấy có một đám đông đang xúm lại xem chúng tôi phỏng vấn vì hiếu kỳ. Có người lắc đầu ái ngại. Có người thả vài đồng tiền lẻ xuống trước khi thẫn thờ quay đi. Hai sinh mạng đã từng sống, làm lụng, đã từng yêu vợ yêu con... Hai người này, theo họ kể, đã đến xin chữa bệnh và nằm điều trị ở một số nơi, nhưng họ là những kẻ tứ cố vô thân, bệnh lại vào giai đoạn cuối, chẳng ai dám nhận. Ngay cả những người dẹp lòng lề đường cũng chẳng dám "thu gom" họ, chẳng may họ chết thì lôi thôi. Còn một số đơn vị thì chắc lại phải đợi lập kế hoạch, đợi "chiến dịch" làm luôn một thể. Thành ra ngày nào chúng tôi đi qua cũng thấy họ vẫn còn lê lết ở đó, như một hình ảnh thật buồn, thật đối chọi với những cảnh đời đang nhộn nhịp trôi qua.

Thay cho lời kết
Nhưng hôm nay (6.5.2001), khi chúng tôi viết bài này thì trên lề đường Đồng Khởi chỉ còn một nạn nhân. Còn người kia, ông N.V.B. đã chết. Ông chết chỉ mấy ngày sau khi chúng tôi đến hỏi chuyện ông. Ông chết vào ban ngày. Chỉ có ông K. người bạn đồng cảnh với ông bên kia đường chống nạng lết qua tiễn biệt. Ông K. ngồi nhìn cái thi thể, một phiên bản của củi khô, giống mình như đúc này trân trân một lúc rồi dốc nốt mớ tiền lẻ bèo nhèo mua nải chuối để lên bụng người đã chết. Buổi tối, người ta đem xe đến mang ông B. đi, nghe nói ra hoả táng ở Bình Hưng Hoà trong diện

CÁC TIN ĐÃ ĐƯA

▪ Không có tương lai (03/04/2001)