![]() |
Trao học bổng cho các em học sinh. |
Sáng ngày 29/10, 300 suất học bổng này đã được trao cho 300 em học sinh tiểu học có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học giỏi trên địa bàn các quận ven đô của TPHCM như quận 4, 6, 8, huyện Nhà Bè, Cần Giờ… Mỗi suất học bổng trị giá 500 ngàn đồng. Trong đó có nhiều suất dành cho các em học sinh khiếm thị tại Trường Phổ thông Chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu, các em học sinh khiếm thính tại Trường Khuyết tật Hy Vọng 1. Đại diện nhà tài trợ cho biết: “Với quan niệm “giáo dục là cơ sở để giảm nghèo”, ngay từ năm 2004, Ngân hàng Cathay United đã hỗ trợ học phí và cơm trưa cho các trẻ em nghèo học giỏi vùng sâu vùng xa của Đài Loan, đồng thời lấy tên chuỗi những hoạt động này là “Kế hoạch ươm mầm Đại thụ - Ươm mầm cây thành đại thụ”. Nay đến Việt Bà Lê Minh Ngọc - Phó chủ tịch Hội Khuyến học TPHCM, Giám đốc Quỹ Khuyến học TPHCM, cho biết: “Ngay đối tượng mà học bổng nhắm vào là học sinh tiểu học đã chứng tỏ cái tâm và tầm nhìn xa trông rộng của nhà tài trợ. Ý nghĩa chương trình càng lớn hơn, vì ai cũng biết học sinh tiểu học là những mầm non, nếu được tạo điều điện phát triển sẽ lớn thành đại thụ”.
Các em học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu nắm chặt tay nhau khi nhận học bổng.
Đặc biệt hơn, những “mầm non” này không bị phân biệt là mầm non tốt hay xấu, tức là không chỉ học sinh giỏi, mạnh khỏe toàn diện mới được nhận học bổng. Trong số 300 học sinh nhận học bổng ngày 29/10 còn có nhiều “mầm non” hơi “khiếm khuyết”; đó là những em học sinh khiếm thị, khiếm thính. Các em vẫn cần được tạo cơ hội để vươn vai thành “đại thụ” trong tương lai.
Chị Nguyễn Thị Mai Thảo, phụ huynh em Nguyễn Thị Phương Thảo - học sinh lớp 1A, trường Nguyễn Đình Chiểu, cho biết: “Học bổng này sẽ góp một phần cho cháu được học tập tại ngôi trường tốt nhất dành cho những đứa trẻ khiếm thị”. Em Thảo bị liệt 1 chân từ nhỏ, năm 3 tháng tuổi em lại mắc phải chứng bong võng mạc, do chữa trị không kịp thời nên đôi mắt em bị hỏng hoàn toàn.
Nhưng điều đó không có nghĩa là em sẽ hoàn toàn trở thành người vô dụng. Em hoàn toàn có thể trở thành một cây “đại thụ” nếu được vun trồng, chăm sóc. Một minh chứng điển hình là tấm gương của chị Trần Thị Minh Tuyết, một học sinh khiếm thị, lại bị cụt một tay nhưng được sự hỗ trợ của Quỹ Khuyến học TPHCM, chị đã học tập xuất sắc, nay có công việc ổn định trong một công ty nước ngoài.
Tùng Nguyên
▪ Những "vết trượt" ngoài... giảng đường (30/10/2008)
▪ Các trung tâm tư vấn du học vắng khách (29/10/2008)
▪ Cựu Thủ tướng Singapore nói về nhân tài (29/10/2008)
▪ Tình nguyện phong cách “ai-ti” (29/10/2008)
▪ Tấm bằng ĐH chỉ có giá 1,5 triệu đồng? (28/10/2008)
▪ Chị em sinh đôi vượt khó cùng vào đại học (28/10/2008)
▪ Mở cuộc thi sinh viên “nhìn” gánh hàng rong Hà Nội (28/10/2008)
▪ Bạn đồng hành của các tài năng trẻ (28/10/2008)
▪ Du học sinh tuổi "teen" ngày càng nhiều (24/10/2008)
▪ Cô bé khiếm thị và giải thưởng quốc tế (24/10/2008)