Các nhà máy chế biến gỗ dăm xuất khẩu tại Dung Quất hạ giá thu mua nguyên liệu: Hàng trăm nông dân điêu đứng Trần Đăng - Anh Minh Các nhà máy chế biến gỗ dăm xuất khẩu tại Dung Quất đã góp phần giúp người nông dân có cơ hội để thoát nghèo thông qua việc trồng rừng. Thế nhưng, kể từ giữa tháng 11.2005 đến nay, các hộ trồng rừng đã phải điêu đứng trước việc "đại hạ giá" thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp này.
Cơn bão số 8 đầu tháng 11.2005 đã làm cho hàng trăm hécta rừng bạch đàn và keo lai sắp kỳ thu hoạch ở hai huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) bị ngã đổ. Những tưởng, trước tai hoạ này, các nhà máy chế biến gỗ dăm xuất khẩu sẽ gánh vác một phần khó khăn cho nông dân; nhưng ngược lại, họ liên tục hạ giá thu mua các loại cây nói trên, khiến không ít chủ rừng bị thua lỗ nặng. Sau cơn bão chưa được 10 ngày, bắt đầu từ ngày 11.11, ba nhà máy thu mua gỗ dăm nguyên liệu tại Dung Quất đã liên tục hạ mức giá sàn quy định, từ 575.000 đồng/tấn xuống 480.000 đồng/tấn. Ông Phạm Hải - quê Bình Sơn, chủ của 1,4ha rừng 10 năm tuổi - nói: "Trước bão, bà con ai cũng mừng vì giá mua nguyên liệu quy định là 575.000 đồng/tấn, người trồng rừng có lãi. Nhưng các nhà máy đồng loạt hạ giá mua nguyên liệu, trong khi công khai thác lại tăng. Trước đây, một người khai thác một tấn gỗ trong ngày, giá 50.000đ. Thế nhưng, sau bão, cây gãy đổ quá nhiều, không kịp bóc vỏ nên bị khô nhanh; để khai thác một tấn, phải thuê 7 người. Giá thành khai thác theo đó tăng lên, thay vì 50.000đ/tấn, giờ phải trả 350.000đ/tấn. Cộng luôn chi phí vận chuyển, coi như cụt vốn!". Tuy nhiên, khi chúng tôi đưa ra 2 hoá đơn mà nhà máy đã mua nguyên liệu của chủ hàng Nguyễn Trung Trường - huyện Bình Sơn, vào các ngày 11 và ngày 13.11.2005 với trọng lượng hàng trên 16 tấn, đơn giá là 450.000 đồng/tấn, thì ông Văn lại cho rằng, nhà máy làm theo chỉ đạo của tổng công ty! Trước câu hỏi: "Khi hạ giá thu mua, nhà máy có thông báo cho người bán?" - ông Văn nói: "Chúng tôi đã niêm yết giá tại nhà máy sau khi nhận chỉ thị của tổng công ty". Điều đáng nói ở đây là bảng niêm yết không có chữ ký, không có dấu của bất cứ cơ quan chủ quản nào. Bên cạnh đó, thời hạn niêm yết thông báo bắt đầu từ 0 giờ ngày 18.11.2005 với nội dung nhà máy mua nguyên liệu bạch đàn, keo các loại với giá 450.000 đồng/tấn. Nhưng trên thực tế, nhà máy này đã tiến hành hạ giá thu mua từ ngày 10.11.2005! Chỉ trong 21 ngày, nhà máy này đã thu mua được khoảng 21.000 tấn, nếu vào thời điểm bình thường thì phải mất 2 tháng mới mua được số lượng gỗ trên. Với số nguyên liệu ấy, chỉ tính riêng một nhà máy thôi, người trồng rừng đã mất trắng hàng tỉ đồng. Đối tác chỉ hạ có 5USD/tấn nhưng các nhà máy lập tức hạ... 7USD/tấn! Nếu bình thường, người trồng rừng sẽ ngừng khai thác và đợi giá lên, song phần lớn số cây của họ bị ngã sau bão, buộc họ phải khai thác để bán đổ bán tháo. Lợi dụng vào điều này, nên các nhà máy càng thi nhau ép giá. |
▪ Tin kinh tế ngày 12.12 (12/12/2005)
▪ TPHCM sắp có 13,6km tuyến đường sắt nội đô 1 đường ray (12/12/2005)
▪ Chuyển vé tàu hoả nằm thành ngồi, tăng thêm 2.000 vé/tàu (12/12/2005)
▪ Viettel giảm cước gọi điện thoại quốc tế (12/12/2005)
▪ Bắc Giang: 319 triệu đồng giúp nông dân xoá đói giảm nghèo (12/12/2005)
▪ Hải Phòng: Khởi công khu tái định cư và nhà ở cho người nghèo (12/12/2005)
▪ Bạc Liêu: Trên 87 tỉ đồng nợ vốn 985 không thu hồi được (12/12/2005)
▪ Ngoài tầm với! (12/12/2005)
▪ Quảng Ngãi: Khởi công xây dựng hồ chứa nước Nước Trong (10/12/2005)
▪ Bộ Thương mại họp báo về vụ EC kiện các DN da giày VN (10/12/2005)