Xu hướng hiện thực hóa lợi nhuận của nhà đầu tư diễn ra ngay từ đầu phiên giao dịch hôm nay khiến Vn-Index mất 14,16 điểm (2,52%), rớt xuống dưới ngưỡng 550. Thị trường ghi nhận một ngày giao dịch sôi động với hơn 37 triệu chứng khoán chuyển nhượng.
> Vn-Index thờ ơ với tin xăng giảm giá
Sau những nỗ lực gần như đuối sức để bảo vệ điểm số dương của Vn-Index vào hôm qua, chứng khoán sàn TP HCM ngay khi bước vào đợt giao dịch đầu tiên hôm nay đã lộ rõ sự suy yếu.
Những mã có giá trị vốn hóa lớn cùng rủ nhau giảm điểm với các tên tuổi như STB, DPM, HPG, ITA, PPC, PVD đã ảnh hưởng đến "phong độ" của những mã vừa và nhỏ khác. Sự đi lên của SSI, FPT... đã không đủ sức ghìm cơn lao dốc của chỉ số sàn Hose.
Vn-Index đảo chiều sau chuỗi tăng 5 phiên liền kề phiên. Ảnh: H.P. |
Tổng quỹ Vn-Index mất đến 12,01 điểm (2,13%), và rơi xuống mốc 550 chỉ sau nửa giờ giao dịch. Tuy nhiên, thị trường chứng kiến một đợt mua bán sôi động với 10,7 triệu chứng khoán chuyển nhượng, tương đương 391,7 tỷ đồng.
Bên bán sau khi đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng đã quyết định tung hàng chốt lời và người mua chịu hứng, khi nhận định mức giá gom vào ở mức hợp lý. Tâm lý của nhà đầu tư đã khá vững vàng nên các lệnh đặt mua vẫn tiếp tục được ào ạt tung ra. Diễn biến ấy khiến giao dịch thị trường sôi động và tính thanh khoản được đẩy lên cao.
Vn-Index tiến vào đợt khớp lệnh liên tục trong xu hướng đi xuống với lượng cung áp đảo, đè bẹp nỗ lực đảo chiều của chỉ số chứng khoán sàn Hose. Đà rơi ngày một tăng thêm và mã xanh thưa dần, Vn-Index chỉ còn 547,66 điểm nhưng khối lượng giao dịch đến thời điểm này ở mức kỷ lục, với 32,4 triệu chứng khoán chuyển nhượng, đạt giá trị gần 1,4 nghìn tỷ đồng.
Hôm nay, thị trường chứng khoán ghi nhận một phiên xả hàng mạnh mẽ nhưng sự khích lệ nằm ở chỗ sức cầu vẫn xuất hiện để hấp thụ phần nào lượng cung ồ ạt, đưa tổng khối lượng giao dịch cả thỏa thuận và khớp lệnh toàn phiên đạt 37,1 triệu chứng khoán (thấp hơn một chút so với khối lượng giao dịch từng được ghi nhận ở mức cao vào ngày 16/7/2008 với 38,6 triệu chứng khoán), trị giá 1,6 nghìn tỷ đồng.
Lãnh đạo một công ty chứng khoán ở quận 1 cho biết, lực mua mạnh trong phiên hôm nay dựa trên những tín hiệu tích cực của kinh tế vĩ mô, từ việc giảm giá xăng, đến tốc độ tăng của CPI tháng 8 chỉ 1,56%, nhập siêu có dấu hiệu giảm, vốn FDI đạt mức kỷ lục, tạo niềm tin vững chắc cho nhà đầu tư về sự ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới. Tâm lý hưng phấn đó đã kéo nhiều nhà đầu tư trở lại thị trường bằng quyết định mua vào khi nhiều nhà đầu tư quyết định hiện thực hóa lợi nhuận, ngoài ra giá cổ phiếu cũng đang mức hấp dẫn để gom vào đã thúc đẩy lực cầu chứng khoán hai phiên vừa qua. Con sóng sau khi đi lên mạnh cũng sẽ có độ rơi tương ứng.
Kết phiên, Vn-Index chỉ còn 547,69 điểm. Có 38 cổ phiếu tăng, 5 mã đứng và 117 mã giảm điểm. Hầu như các blue-chip cùng chung xu hướng đi xuống, riêng FPT, SSI vẫn giữ mức giá tăng cho đến cuối phiên. Mã STB có khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường với 4,7 triệu cổ phiếu, kế đến là SAM, SSI, FPT, REE...
Tại sàn Hà Nội, chỉ số Hastc-Index cũng đảo chiều sau 5 phiên tăng liền kề, với mức giảm 4,91 điểm (2,58%), chỉ số này chốt ở 185,15 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 19,9 triệu chứng khoán, tương ứng 744 tỷ đồng.
Bạch Hường
▪ Vn-Index thờ ơ với tin xăng giảm giá (28/08/2008)
▪ Khách sạn đua làm bánh trung thu (28/08/2008)
▪ Giá xăng tiếp tục giam 1000 đồng , từ 10h sáng nay (27/08/2008)
▪ Nhà đất sốt “ảo” trong mùa... cô hồn (27/08/2008)
▪ Nở rộ dịch vụ tiện ích tại các công ty chứng khoán (26/08/2008)
▪ Dịp 2/9: Công ty du lịch và khách hàng cùng "đuối" (23/08/2008)
▪ Đầu tư 80 triệu USD sản xuất nhiên liệu xăng ethanol (22/08/2008)
▪ "Đèn xanh" đã bật? (22/08/2008)
▪ Viettel giảm 55% cước gọi điện thoại quốc tế (20/08/2008)
▪ Nông dân và ngân hàng trong CNH nông thôn (19/08/2008)