“Mỗi sáng thức dậy, tôi phải có 2,5 tỷ đồng để nộp ngân sách Nhà nước và 800 triệu đồng trả tiền lương cho công nhân”. Đó là những con số mà doanh nhân Nguyễn Thị Lệ Hồng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai chia sẻ với phóng viên (PV) VTC News nhân dịp đón nhận cúp Thánh Gióng năm 2007.
- Công ty Công nghiệp Thực phẩm là một trong những công ty đầu tiên triển khai mô hình khu liên hợp công nông nghiệp. Bà có thể chia sẻ ý tưởng đầu tư vào mô hình đặc biệt này?
![]() |
Bà Nguyễn Thị Lệ Hồng. Ảnh Huy Thuỷ |
- Triển khai công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp thì chúng ta phải có một sự liên kết rất chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp. Đó là một sự phát triển bền vững nếu chúng ta biết dựa vào thế mạnh của cả công nghiệp và nông nghiệp.
Đối với Tổng công ty đa ngành như chúng tôi thì việc tổ chức liên kết hữu cơ giữa những đơn vị trong cùng khối Tổng công ty thành một chuỗi sản phẩm là một thế mạnh. Ví dụ như chúng ta thấy chăn nuôi theo hình thức từ trang trại đến bàn ăn, đảm bảo cung cấp được thịt an toàn và khắc phục những khó khăn của ngành chăn nuôi hiện nay.
Còn đối với liên kết trong một không gian như hình thức khu công nông nghiệp liên hợp như hình thức trên thế giới người ta là Agropark Aliment vẫn làm thì chúng tôi thấy để khắc phục những khó khăn của ngành nông nghiệp hiện nay là khu công nghiệp đi đến đâu là người nông dân mất đất đến đó, không tư liệu sản xuất thì tại khu công nông nghiệp liên hợp này chúng tôi kết nối nông nghiệp và công nghiệp để đảm bảo đầu ra cho nông dân một cách ổn định.
Còn đối với công nghiệp thì tại đó chúng tôi cũng khắc phục những khó khăn như là sản xuất phân tán để làm sao có thể liên kết các đơn vị cùng một ngành nghề và giải quyết vấn đề môi trường một cách tốt nhất, thu hồi và tận dụng mọi phế phẩm. Khi đó, chúng ta sẽ đặt các nhà máy ở ngay vùng nông sản thì chính tại nơi đó, giá thành sẽ đạt được tốt nhất. Hiện tại, chúng tôi đã được Chính phủ cho phép thành lập khu liên hợp công nông nghiệp với quy mô gần 1 ngàn ha.
- Tổng công ty của Công nghiệp thực phẩm đang có nguồn nguyên liệu đầu vào rất ổn định và nhận được sự hợp tác của hàng trăm nghìn người nông dân khu vực Đồng Nai. Bà đã có chính sách gì để duy trì được mối quan hệ tốt đẹp đó?
"Chúng ta cố gắng làm sao tôn trọng những nguyên tắc về mặt thị trường cụ thể là giá cả và tập quán buôn bán của người nông dân với tâm lý sẵn có của họ trong sản xuất nhỏ".
- Thực hiện Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ cho người nông dân, đối tượng gặp khó khăn nhất khi chúng ta hội nhập WTO, chúng tôi đã tổ chức các hoạt động liên kết và đầu tư về giống, vốn, kỹ thuật và thu mua cho họ.
Đến nay, chúng tôi đã có diện tích nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất như là thuốc lá, bông, vải, thúc ăn gia súc. Với hình thức này, hàng chục năm nay, chúng tôi giải quyết rất tốt mối quan hệ giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta đạt được 3 mối liên kết với nông dân thì sẽ trở thành “bà đỡ” của nông dân.
Thứ nhất là giải quyết quan hệ hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và nông dân, thông qua giá cả và hình thức thu mua. Thứ hai là chúng ta cố gắng làm sao tôn trọng những nguyên tắc về mặt thị trường cụ thể là giá cả và tôn trọng tập quán buôn bán của người nông dân với tâm lý sẵn có của họ trong sản xuất nhỏ. Thứ ba là tạo được môi trường pháp lý ổn định thông qua hợp đồng và vận dụng các hình thức liên kết với đoàn thể, Hội nông dân, các mô hình câu lạc bộ năng xuất cao... Nếu làm tốt được như vậy, chúng ta sẽ giải quyết được mối quan hệ công nông.
- Có ý kiến cho rằng, bà là một người phụ nữ lãnh đạo theo phong cách lãnh đạo mềm, hiền lại rất quyết liệt, bà cảm thấy thế nào về nhận định trên?
"Mỗi người có một quan niệm hạnh phúc rất khác nhau, nhưng ai cũng cần cho mình một hậu phương vững chắc và một cõi đi về bình yên".
- Là người quản lý, họ đều có chung các tố chất, dù là nam hay nữ, trong đó có một tố chất rất quyết định là sự quyết đoán. Nhưng mà để làm được thành công thì kỹ năng của mỗi người phải dựa vào đặc điểm riêng của mình. Tôi rất tin tưởng vào câu nói của ông bà chúng ta là “lạt mềm thì buộc chặt”.
Vì đơn vị tôi là một Tổng công ty đa ngành do đó có tới gần 6.000 cán bộ công nhân viên và gồm hơn 20 doanh nghiệp. Chúng tôi kinh doanh liên quan đến sản xuất nông nghiệp, bao gồm các ngành trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và thương mại xuất khẩu đòi hỏi xử lý nhiều mối quan hệ lại càng phải chú trọng đến các yếu tố phẩm chất của người lãnh đạo nói trên.
- Là một nữ doanh nhân, bà quan niệm thế nào về hạnh phúc và điều gì làm nên sự hạnh phúc của một nữ doanh nhân?
- Mỗi người có một quan niệm hạnh phúc rất khác nhau, nhưng ai cũng cần cho mình một hậu phương vững chắc và một cõi đi về bình yên. Tôi luôn nghĩ rằng mình không phải là một người toàn diện nên bạn đời của mình cũng đâu có được toàn diện nên mình phải biết vị tha lẫn nhau.
Thứ hai là phải biết yêu thương những người xung quanh mình, yêu thương công việc mình đang làm và người phụ nữ có tình yêu, có tình thương thì chúng tôi sã làm được rất nhiều việc. Cũng may mắn là tôi có được một người bạn đời tuyệt vời, anh ấy vừa là người đồng nghiệp, vừa là người đồng chí thì có thể chia sẻ và đồng cảm với tôi rất nhiều việc.
- Xin cảm ơn bà!
Lê Thanh – Huy Thuỷ (Thực hiện)
▪ Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về hấp dẫn đầu tư (18/10/2007)
▪ Vn-Index lại mất mốc 1.100 điểm (18/10/2007)
▪ Giải pháp kéo giá bất động sản xuống: Thuế! (18/10/2007)
▪ Doanh nghiệp xăng rục rịch xin tăng giá (18/10/2007)
▪ Cổ phiếu ngân hàng lấy lại hấp lực (18/10/2007)
▪ Nhà đầu tư “làm khó” doanh nghiệp vàng (18/10/2007)
▪ Không phải hàng mới nào cũng hấp dẫn (18/10/2007)
▪ Sẽ có thương hiệu Việt chuyên "săn đầu người" (18/10/2007)
▪ ACBF mổ xẻ thị trường chứng khoán Việt Nam (17/10/2007)
▪ Phải có 6 tỷ đồng để kinh doanh bất động sản (17/10/2007)