![]() |
Người dân đang hồi hộp chờ đợi đợt giảm giá ôtô sắp tới. |
Riêng đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc, khả năng giảm thêm 20% xuống còn 50% cũng đã được tính đến. Tuy nhiên mức độ khả thi của phương án này chưa được đảm bảo. Nhưng chỉ với mức giảm thêm 10%, nghĩa là thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc sẽ còn 60%, vượt xa so với lộ trình cam kết gia nhập WTO, giá ô tô nhập khẩu chắc chắn sẽ đủ tạo sức ép lên giá xe sản xuất và lắp ráp trong nước. Ở lần giảm thuế trước, nhiều chuyên gia cũng đã có nhận định đúng là mức giảm đó chưa đủ để điều chỉnh thị trường. Hơn nữa, trong đợt điều chỉnh tới đây, thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô cũng sẽ được tính đến. Như vậy, các nhà sản xuất ô tô trong nước không còn lý do gì để né tránh động tác giảm giá bán. Thực tế đây cũng là đề nghị của đại diện một số hãng xe thuộc Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô trong nước (VAMA) trong cuộc họp trước đây với đại diện Bộ Tài chính liên quan đến vấn đề giá ô tô trong nước. Quan điểm của các hãng xe nội địa là giá xe nhập khẩu có thể có sức ép nhất định lên xe trong nước, nhưng để có thể giảm giá, Chính phủ cần phải giảm cả thuế nhập khẩu linh kiện chứ không chỉ giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc. Bởi lẽ, thuế nhập khẩu linh kiện có giảm thì chi phí đầu vào mới giảm, giá thành của xe mới hạ. Sự thật là các nhà sản xuất không thể “móc hầu bao” của mình ra để giảm giá bán trước những thúc ép của ngành tài chính và thị trường xe nhập khẩu. Giảm giá là rõ ràng. Vấn đề hiện nay dư luận quan tâm là khi nào và giảm giá ra sao. Về cơ bản, nếu thuế suất thuế nhập khẩu giảm thêm khoảng 10% thì giá xe cả nhập khẩu lẫn nội địa cũng sẽ có mức giảm ít nhất 5-6%. Hiện tại lượng đơn đặt hàng gửi đến cả các công ty nhập khẩu lẫn hệ thống đại lý xe trong nước đã chững lại để chờ đợt giảm giá tới đây. Tuy nhiên, cũng khó tránh khỏi một số lo ngại bởi trong trạng thái thị trường hiện nay, khi nhu cầu vẫn cao hơn khả năng cung cấp và thị trường đã bắt đầu bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ, các hãng xe hoàn toàn có thể tính toán và đưa ra những hình thức giảm giá khác nhau nhằm hạn chế tối đa mức “thiệt thòi”. Các hãng xe hoàn toàn có lý do đưa ra những hình thức khác nhau mà vẫn “được tiếng” là giảm giá như giữ nguyên giá bán nhưng tăng các lựa chọn phụ kiện, giảm giá đồng thời cắt bớt một số phụ kiện, giảm giá với mức thấp hơn mức giảm thuế với một số lý do giá - lương - tiền… Nhưng đó cũng chỉ là một số lo ngại khi phân tích cán cân cung - cầu trên thị trường ô tô hiện nay. Còn sự thật, một đợt giảm giá toàn diện đang đến gần, và thị trường đang hồi hộp chào đón nó. Theo Đức Thọ
VnEconomy
▪ Chứng khoán cuối tuần “xanh” trở lại (19/10/2007)
▪ Có nên mua, vay USD lúc này? (19/10/2007)
▪ Giá vàng lại tăng mạnh (19/10/2007)
▪ Hướng đi nào cho tập đoàn số 1 Việt Nam? (19/10/2007)
▪ EVN Telecom bị phạt tiền vì tính cước sai (19/10/2007)
▪ Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về hấp dẫn đầu tư (18/10/2007)
▪ Vn-Index lại mất mốc 1.100 điểm (18/10/2007)
▪ Giải pháp kéo giá bất động sản xuống: Thuế! (18/10/2007)
▪ Doanh nghiệp xăng rục rịch xin tăng giá (18/10/2007)
▪ Cổ phiếu ngân hàng lấy lại hấp lực (18/10/2007)