Nam Phi: Cần viện thêm các lực lượng ngoài y bác sĩ trong cuộc chiến với AIDS
Các Website khác - 19/06/2006

Các chương trình phòng chống HIV/AIDS ở tiểu vùng Sahara châu Phi sẽ không thể thực hiện được nếu chỉ trông chờ vào các y bác sĩ khi những chương trình này mở rộng đáp ứng nhu cầu điều trị của người dân. Đó là quan điểm của bác sĩ Mark Dybul, điều phối viên chống AIDS toàn cầu của Mỹ.

Hôm thứ tư tuần này, ông Dybul cho biết: "Chúng ta cần mở rộng thêm gấp bốn năm lần từ những khu vực chúng ta đã đạt mức cấp thuốc điều trị kháng virus cho tất cả những người bệnh có nhu cầu. Nhưng để làm được điều này, chúng ta sẽ mất rất nhiều năm cho công tác đào tạo y bác sĩ".

Theo ông Dybul, "một khi chương trình điều trị AIDS đã được xây dựng và đi vào hoạt động thì nó không cần một cấp độ chuyên gia cao cấp cho lắm". Hiện tại ông Dybul đang ở Nam Phi để tham dự cuộc họp thường niên dành cho những người thi hành kế hoạch cứu trợ khẩn cấp đại dịch AIDS của tổng thống Mỹ (gọi tắt là PEPFAR).

Các quốc gia nên quan tâm tới các thiết bị y tế hơn là chỉ về vấn đề nguồn lực con người để có thể mở rộng diện điều trị. Các y tá và những nhân viên bệnh xá khác có thể theo dõi người bệnh thay cho bác sĩ, trong khi đó những người không có chuyên môn ngành y có thể tham gia công tác tư vấn và xét nghiệm HIV thay cho các y tá.

Uganda, những người không có chuyên môn đã được đào tạo thành các nhân viên y tế để theo dõi người bệnh thực hiện chế độ điều trị thuốc ARV.

Tuy nhiên, ở Nam Phi, chỉ có những y tá được đăng ký hành nghề mới đủ điều kiện làm một xét nghiệm HIV, trong khi ấy, chương trình điều trị thuốc ARV của Nam Phi lại là chương trình phụ thuộc vào bệnh viện.

PEPFAR là một sáng kiến kéo dài trong năm năm, trị giá 15 tỉ đô la Mỹ do tổng thống Mỹ George Bush khởi xướng năm 2003 nhằm chống lại đại dịch AIDS. Cho tới cuối năm đó, sáng kiến này đã phân phát trên 450 triệu đô la Mỹ chỉ riêng trong khu vực Nam Phi.

Kể từ thời điểm PEFAR bắt đầu phân phối nguồn quỹ vào tháng giêng năm 2004, chủ yếu cho 15 quốc gia trọng tâm và gần như tập trung ở khu vực châu Phi. Sáng kiến này cũng đã hỗ trợ hơn 561 000 bệnh nhân được điều trị thuốc ARV.

Ông Dybul nói: "Những công chúng đã luôn phải ở trong nỗi tuyệt vọng tột cùng vốn tin rằng họ chuẩn bị chết thì sau sáu tháng điều trị thuốc ARV đã lại nhen lên những hy vọng sống".

Không gì có thể sánh với cái nhìn trên khuôn mặt người y tá khi cô chứng kiến một bệnh nhân đã gần sát với tử thần lại được trở về cuộc sống. Đột nhiên cô hiểu ra: chúng ta có thể làm được điều này. Chúng ta có thể cứu sống nhiều người".

Rất nhiều chương trình điều trị do PEFAR gây quỹ hoạt động đang sử dụng những loại thuốc kháng virus mới chứ không dùng những thuốc generic cùng loại vì các nước chủ đã không đăng ký các loại thuốc generic chứ không phải do Mỹ ngăn cấm việc sử dụng của họ.

Việc PEFAR tài trợ quỹ cho các loại thuốc generic đã được giới cầm quyền bên thuốc và thực thẩm Mỹ chấp thuận.

Cho tới nay, PEFAR đã bị chỉ trích rộng rãi, kể cả từ phía Văn phòng trách nhiệm giải trình của chính phủ quốc hội Mỹ về việc gây quỹ các chương trình phòng chống đại dịch AIDS khuyến khích lối sống tiết chế tình dục và chung thuỷ hơn là sử dụng bao cao su.

Tuy nhiên, ông Dybul phản đối sự thiên lệch của PEFAR, ông cho rằng, thời gian qua đã quá chú trọng tới vấn đề sử dụng bao cao su.

Ông Dybul cho rằng, đã có một sự đồng tâm nhất trí cho rằng giải pháp ABC – tiết chế, chung thuỷ và dùng bao cao su – là một chiến lược phòng ngừa đại dịch hiệu quả. Nhưng vẫn tồn tại một xu hướng lệch lạch nhấn mạnh việc sử dụng bao cao su.

Một điều hoàn toàn không đúng khi chúng ta chỉ khuyến khích lối sống tiết chế tình dục và chung thuỷ.

Chúng ta đã tăng gấp đôi mức cung cấp bao cao su kể từ năm 2001 nhưng hiện tại chúng ta vẫn đang tiếp tục làm điều này trong bối cảnh của tinh thần tiết chế tình dục và sống thuỷ chung.

Bên cạnh đó, theo ông Dybul, một mặt PEFAR là sáng kiến đơn lẻ lớn nhất trong lịch sử do một quốc gia lập ra nhằm chống lại một căn bệnh nhưng đó không phải là nguồn lực duy nhất và đừng bao giờ trông chờ vào nó mọi điều.

Ông Dybul nhấn mạnh, mạc dù PEFAR là một chương trình hoạt động kéo dài năm 5 và kết thúc vào năm 2008, song nó đã nhận được sự ủng hộ của cả các nước theo chế độ cộng hoà và các nước theo chế độ dân chủ, thêm nữa, "không có câu hỏi nào trong tâm trí bất cứ ai là liệu Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ cuộc chiến chống lại đại dịch AIDS hay không".

Đặng Dương theo http://allafrica.com