Việc ngâm chân trong nước nóng 15 phút mỗi tối sẽ giúp bạn giảm bệnh cúm. Nước phải nóng đến mức chân có cảm giác gần như không chịu được; mực nước không được vượt quá mu bàn chân. Ngâm đến khi hai chân đỏ hồng thì mới có tác dụng.
![]() |
Hành tây giúp chữa cảm cúm. |
Gừng nấu với nước coca: Lấy 20-30 g gừng tươi, bỏ vỏ, xắt nhỏ, đổ một chai coca vào, dùng xoong nhôm nấu sôi. Khi còn nóng sẽ có tác dụng tốt cho việc phòng và trị cảm.
Xông mũi bằng nước nóng: Khi mới nhiễm cảm, lấy một ly nước thật nóng còn bốc khói và hít thở hơi nóng bốc lên đến khi nước trong ly nguội. Làm nhiều lần trong ngày có thể giảm hẳn chứng nghẹt mũi.
Thổi hơi gió nóng: Mới cảm, có thể dùng máy sấy tóc thổi trực tiếp hơi nóng từ 3-5 phút vào huyệt thái dương. Làm nhiều lần mỗi ngày sẽ nhanh chóng hồi phục.
Uống tỏi mật ong: Trộn đều tỏi đã bằm nhuyễn với mật ong, uống với nước đun sôi để nguội. Mỗi lần dùng 1 thìa canh, một ngày uống 4-6 lần sẽ có tác dụng tốt cho việc chữa trị cảm.
Trứng hòa với dầu mè: Đun nóng 50 ml dầu mè, sau đó đập vào một trứng gà tươi, rồi rót một ít nước sôi vào quậy đều. Uống khi còn nóng. Ngày dùng 2 lần vào sáng sớm và tối. Dùng 2-3 ngày có thể trị dứt chứng ho sau bệnh cảm.
Trà gừng tươi: Đây là phương pháp trị cảm đơn giản nhất. Gừng tươi còn mới có tác dụng trị chứng ho và sốt sau cảm. Dù bạn không bị cảm cũng có thể pha cho mình một tách trà gừng tươi vì nó rất tốt cho sức khỏe và có công dụng phòng bệnh cảm. Cách làm cũng rất đơn giản: cho gừng tươi đã bằm nhỏ vào tách nước nóng, để khoảng 5-10 phút, vậy là bạn đã có một cách phòng và chữa bệnh cảm hiệu quả.
6 thói quen
Phòng bệnh tưởng chừng như phiền phức nhưng nó lại đơn giản và ít tốn kém hơn nhiều so với việc chữa bệnh. Vậy tại sao chúng ta không phòng chống từ bây giờ bằng cách tạo thói quen tốt để không bị cảm"
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: Năng đi bộ vào sáng sớm hoặc buổi tối để hít thở không khí trong lành của thiên nhiên, khiến cho hệ tuần hoàn làm việc tốt, sức khỏe được cải thiện và hệ miễn dịch được nâng cao.
Chú ý tránh bị nhiễm lạnh: Sinh lý học bệnh lý nhắc chúng ta rằng, khi cơ thể bị nhiễm lạnh thì những mạch máu ở cơ quan hô hấp sẽ co lại, lượng máu cung ứng giảm, dẫn đến việc suy giảm kháng thể cục bộ, tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công.
Cần nghỉ ngơi đầy đủ. Hệ miễn dịch của chúng ta sẽ suy yếu khi cơ thể mệt mỏi và nghỉ ngơi không đủ, và đây cũng là cơ hội tốt cho bệnh tấn công.
Uống nhiều nước: Uống nước trắng, không nên uống nước lạnh, ăn thức ăn dầu mỡ, cay nóng…
Luôn giữ phòng thoáng khí và đủ ánh nắng mặt trời: Vi trùng bệnh hoặc những chất bất lợi sẽ có thể thoát ra khỏi phòng nhờ sự lưu thông của không khí, làm giảm đáng kể cơ hội nhiễm bệnh.
Năng giặt chăn gối, màn: Mồ hôi và các chất bẩn lâu ngày trong chăn gối mùng mền là môi trường thuận lợi cho vi trùng bệnh sinh sôi phát triển. Việc giặt chúng thường xuyên không những có thể lợi dụng tia cực tím từ ánh sáng để loại trừ vi khuẩn gây bệnh mà còn làm cho chăn gối khô ráo, mềm mại, có lợi trong việc phòng và chống nhiễm cảm.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)