TP - Bơi lội là môn thể thao phù hợp với mọi lứa tuổi để rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai và sức bền của tất cả các nhóm cơ. Bơi cũng giúp các khớp hoạt động linh hoạt, nhất là khớp cổ, vai, hông và các chi.
Đặc biệt, hoạt động bơi lội giúp cơ thể nhanh chóng đốt cháy năng lượng, yếu tố cơ bản giúp bạn kiểm soát trọng lượng cơ thể.
Tùy theo cách bơi khác nhau mà các nhóm cơ được vận động với cường độ khác nhau. Thông thường để sử dụng được tất cả các nhóm cơ chính bao gồm cơ bụng, cơ đùi, cơ đầu gối, dây chằng và các bắp thịt, bạn nên kết hợp giữa bơi sải, bơi tự do và bơi ngửa. Tốt nhất bạn nên luân phiên thực hiện các cách bơi khác nhau để khỏi cảm thấy nhàm chán đồng thời có được tác dụng toàn diện nhất.
1. Phòng trị bệnh béo phì: bơi là loại vận động từ đầu đến chân, hơn nữa có hiệu năng massage tự nhiên tốt nhất, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu của hệ thống huyết quản toàn thân, tăng cường thay thế, làm tăng tiêu hao mỡ, thúc đẩy sự phát triển cơ bắp của chân tay, bụng, đùi, lưng... tăng cường công năng cơ quan nội tạng, đề cao sức đề kháng của cơ thể, thực hiện quá trình giảm béo nhẹ nhàng, thoải mái.
Bơi lội là một bài aerobic với tác độngvà sức ép thấp nhất lên các khớp. Theo các nghiên cứu, toàn bộ cơ thể vận động trong khi bơi sẽ tiêu thụ khoảng 790calo/giờ.
2. Phòng trị viêm khớp: Bơi lội là một dạng tập chịu tác động thấp, sự không trọng lượng của nước giúp giảm áp lực vào các khớp giúp loại bỏ khả năng bị đau lưng, gối và các nhóm cơ khi tham gia các họat động tác động mạnh khác.
Các chuyên gia về sức khỏe còn cho rằng bơi lội đều đặn làm cho các khớp hoạt động tốt hơn, có tác dụng trong chữa bệnh viêm khớp mạn tính. Đặc biệt người cao tuổi hay bị đau lưng thì bơi lội là phương pháp lý tưởng để giảm đau.
3. Có lợi cho hô hấp: Bơi lội làm tăng dung tích sống của phổi khá rõ rệt. Dung tích sống của phổi nhiều vận động viên bơi lội tăng hơn bình thường từ 1,5-2 lít.
Dung tích sống của phổi càng cao, khả năng bền bỉ trong lao động, vận động càng nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho hô hấp và làm giảm các cơn hen, nhất là đối với người nghiện thuốc lá.
Chú ý tránh những thói quen không tốt trong bơi lội. Đó là: Bơi khi đói
4. Tốt cho tuần hoàn máu: Áp lực nước vào chân và tay cũng có lợi ích cho hệ tuần hoàn máu. Áp lực nước cộng với áp lực của cơ ép vào các mạch máu giúp lưu thông máu trở lại tim phổi.
Bơi ngay sau khi ăn
Sau khi vận động quá sức liền bơi ngay
Sau khi uống rượu
Hút thuốc trước khi bơi
Không khởi động trước khi bơi.
Bơi khoảng 30 - 60 phút, 3 - 4 ngày mỗi tuần có thể giúp giảm nguy cơ tim mạch, đột quỵ, và tiểu đường. Như một hình thức vận động thường xuyên, bơi lội có thể giúp giảm huyết áp và lượng cholesterol.
5. Phòng trị mất ngủ hoặc chứng suy nhược thần kinh: do nước có hiệu năng massage tự nhiên đối với cơ thể, bơi là vận động toàn thân, thúc đẩy thần kinh đại não, tuần hoàn máu, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, công năng cơ quan nội tạng được cải thiện và đề cao, vì thế có tác dụng hữu hiệu đối với người mất ngủ hoặc suy nhược thần kinh.
6. Phòng trị bệnh về tĩnh mạch: khi bơi do chân không ngừng vận động trong nước, có thể làm tăng trương lực của cơ bắp, khiến tĩnh mạch của huyết quản được massage, thúc đẩy sự vận động của huyết dịch, tiêu trừ sự ứ đọng máu dẫn đến tác dụng điều trị và dự phòng mệnh về tĩnh mạch. Theo bác sĩ Jousselin, Giám đốc Viện nghiên cứu Quốc gia về thể dục thể thao (Pháp) thì khi cơ thể nằm thẳng dưới nước sẽ làm cho máu từ chân về tim, não tốt hơn. Chính vì thế mà mùa hè đi bơi sẽ tránh được các bệnh tim mạch.
Quốc Đạt
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)