Tự kiểm tra vú để phát hiện sớm bệnh ung thư. |
Bằng cách kiểm tra sự cân bằng về lượng tế bào miễn dịch trong hạch bạch huyết, người ta có thể dự đoán tương đối chính xác khả năng xâm lấn hoặc tái phát của bệnh ung thư vú.
Hiện nay, cách chẩn đoán tốt nhất nguy cơ tái phát là tìm kiếm tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết gần vú. Tuy nhiên, tiến sĩ Peter Lee và cộng sự thuộc Đại học Stanford (Mỹ) vừa tìm ra một phương pháp hiệu quả hơn, đó là kiểm tra các tế bào miễn dịch trong những hạch này.
"Những thay đổi miễn dịch trong hạch bạch huyết cho kết quả chẩn đoán lâm sáng gần như tuyệt đối. Nó hiệu quả hơn nhiều so với bất kỳ yếu tố chẩn đoán nào hiện nay", Lee nhận định.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích các mẫu mô hạch bạch huyết của 77 bệnh nhân ung thư vú được thu thập cách đó 5 năm. Tất cả đều bị ung thư xâm lấn. Sau 5 năm, 33 người đã tái phát bệnh.
Trên lý thuyết, những tế bào miễn dịch đáng lẽ phải làm nhiệm vụ tiêu diệt tế bào ung thư - chúng kiểm soát tình trạng ung thư ở phần lớn người khỏe mạnh. Song trên thực tế, không hiểu vì lý do nào đó mà hệ miễn dịch lại tỏ ra bất lực. Nhóm đã tập trung tìm kiếm các tế bào ung thư và 3 loại tế bào miễn dịch chính là tế bào T gây độc tế bào, tế bào T "trợ giúp" và tế bào gai. Kết quả cho thấy, những hạch bạch huyết bị tế bào ung thư xâm chiếm có biểu hiện sụt giảm lượng tế bào T "trợ giúp" và tế bào gai. Chúng cũng có ít tế bào T gây độc tế bào hơn. "Thậm chí trong một số hạch bạch huyết của các bệnh nhân này có ít hoặc không có tế bào ung thư, sự cân bằng miễn dịch cũng mất", Lee cho biết. Tình trạng này được ghi nhận ở 33 bệnh nhân ung thư vú tái phát.
"Thật ngạc nhiên khi có thay đổi miễn dịch trong cả những hạch bạch huyết không có tế bào ung thư", Lee nói. Có lẽ tế bào ung thư đã tiết ra một số chất làm nhiệm vụ "dọn ổ" trong hạch trước khi xâm chiếm. Và do đó, "chúng đã thực sự làm thay đổi hạch trước khi xâm chiếm".
Những phụ nữ có hạch bạch huyết cân bằng có tới 85-90% khỏi bệnh sau 5 năm. Còn với những người kém may mắn thì cơ hội chưa tới 15%, Lee cho biết. Nhà nghiên cứu này hy vọng sẽ phát triển một test đơn giản giúp xác định những bệnh nhân thực sự có hiệu quả khi tiếp tục theo đuổi điều trị, nhằm làm giảm chi phí cũng như các liệu pháp gây hại không cần thiết.
Mỹ Linh (theo Reuters)
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)