"Tôi bị lang ben, đã chữa khỏi nhưng tự nhiên đợt này lại bị tái phát nhiều hơn. Xin hỏi chữa như thế nào để bệnh khỏi hẳn?".
Trả lời:
Lang ben là một bệnh da do nhiễm nấm nông loại pityrosporum orbiculare (malassezia fufur). Tổn thương là những dát mịn có màu thẫm, màu hồng, màu trắng hoặc màu nâu, kích thước 4-5 mm, khu trú ở một vùng rộng thoạt nhìn thương tổn như không có vảy, nhưng cạo nhẹ sẽ thấy vảy nhỏ như các dăm bào. Thương tổn thường khu trú ở thân mình, cẳng tay, cổ, mặt và bẹn. Tuy nhiên, cần phân biệt lang ben với bạch biến, dựa vào vị trí xuất hiện các thương tổn. Bạch biến thường khu trú ở vùng quanh hốc tự nhiên và đầu ngón tay, hơn nữa, nếu là bạch biến thì tổn thương là sự mất sắc tố hoàn toàn. Trường hợp có các dát màu nâu và màu hồng ở ngực cần phân biệt với viêm da tiết bã nhờn.
Thuốc điều trị lang ben bao gồm:
- Dung dịch selenium sulfit, có thể bôi liên tục trong 7 ngày, điều trị như vậy được nhắc lại hằng tuần trong một tháng, rồi điều trị duy trì hằng tháng.
- Shampoo ketoconazol cũng được điều trị duy trì hằng tuần, hoặc dùng propylen glycol hòa tan trong nước với tỷ lệ 1:1. Nếu kích thích da, có thể hòa loãng thuốc bằng nước. Bình thường, sau khi điều trị các gờ của dát và vảy sẽ hết. Tuy nhiên màu da nơi tổn thương có thể kéo dài hằng tháng.
- Dung dịch acid salicylic 3% trong cồn và dung dịch tinver (có chứa sodium thiosulfat).
- Xà phòng salicylic (sebulex) dùng liên tục cũng có tác dụng.
- Ketoconazol 200 mg/ngày, uống trong một tuần hoặc 400 mg liều duy nhất. Không được tắm trong vòng 12-18 giờ sau khi uống thuốc ketoconazol vì thuốc được bài tiết qua tuyến mồ hôi ở da.
Nếu không điều trị duy trì, bệnh sẽ tái phát sau hai năm và khoảng 80% các trường hợp đã được chữa khỏi.
BS. Đỗ Quang Huy, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)