Rễ, lá và thân cây cà nấu lấy nước, ngâm chỗ đau, làm thường xuyên có thể loại trừ máu ứ đỏ, sưng đau và làm vết nứt nẻ kín miệng trở lại.
Rất nhiều người khi mùa đông đến, vùng tai, ngón tay, ngón chân bị những vết nẻ da ngứa không chịu nổi. Các bài thuốc sau có thể khắc phục tình trạng này:
Bài 1: Đương quy, thược dược, quế chi, tế tân, ngô thù du, táo đỏ mỗi vị 9 g; gừng tươi 250 g; cam thảo, thông thảo mỗi vị 6 g. Cho tất cả vào ấm sắc chung, lấy nước thuốc, bỏ bã thuốc, uống trước bữa cơm ba lần một ngày. Bài thuốc này dùng chữa chứng huyết hư bị hàn có nứt da, thích hợp cho những người tay chân hay bị lạnh, sinh chứng nẻ da, đôi khi nửa người dưới có cảm giác lạnh, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng.
Bài 2: Dùng giấm rửa chân, sau đó lấy củ sen nghiền thành bột mịn đắp lên chỗ bị đau để chữa chứng nẻ chân, dùng bã rượu thêm nước rửa ngoài da, dùng giấm đun nóng ngâm, rửa ngoài da. Hoặc dùng nước sắc hoa tiêu ngâm chỗ bị đau để chữa chứng nứt nẻ da. Hiệu quả tốt khi mới mắc chứng nẻ da, chỉ mới có hiện tượng đỏ sưng ngứa.
Bài 3: Cam thảo, hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm lượng bằng nhau, một ít dầu ăn, trước tiên dùng nước sắc cam thảo, bỏ bã thuốc, chỉ lấy nước sắc cam thảo để riêng. Đem hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm tán thành bột mịn hỗn hợp, sau đó thêm vào một ít bột nghệ, trộn đều, rồi cho dầu ăn vào bột quấy đều. Dùng nước sắc cam thảo rửa chỗ bị đau, sau đó bôi thuốc lên. Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt giảm sưng, giải độc giảm đau. Đối với chứng nẻ da máu ứ cục bộ và uất trệ quá lâu, hóa nhiệt lở loét và đau thì hiệu quả chữa trị rõ rệt.
Ngoài ra trong dân gian còn có một số biện pháp rất hữu hiệu như dùng một phần mỡ lợn với hai phần lòng trắng trứng pha trộn với nhau, bôi trước khi đi ngủ lên chỗ đau với những vết nẻ da có loét.
Bài 4: Xuyên tiêu sắc bỏ bã thuốc, lấy nước ngâm chỗ bị đau hai lần, sau đó đợi cho khô rồi bôi lên chỗ đau một lớp tủy não lợn hoặc tủy não dê.
Bài 5: Hoàng cầm 6 g, khổ sâm 12 g, can đại hoàng 24 g, sắc 3 vị trên, bỏ bã lấy nước dùng uống trước bữa ăn, ngày 3 lần. Bài thuốc này dùng cho người thể chất khá, tay chân đau nhói, nóng bỏng do nứt nẻ, đau nhất là ban đêm đến nỗi không ngủ được, miệng khô, lưỡi ráo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày.
Để dự phòng nứt nẻ do lạnh, cần kiên trì chạy bộ, tập thể dục trong mùa đông, cải thiện thể chất, tăng cường phòng giá rét cho cơ thể. Chú ý giữ ấm những bộ phận lộ ra ngoài như tay, chân, mũi đặc biệt là khi ở ngoài đường.
BS Thanh Quy, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)