Đối với trẻ sơ sinh bị trớ hay đi tướt, dùng đinh hương 10 nụ, trần bì 4 g cho vào một chén sữa, đem đun sôi, chắt lấy nước cho trẻ uống lúc còn ấm, dùng vài ba lần cho đến khi hết bệnh.
Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh do cấu tạo và chức năng sinh lý cơ thể chưa hoàn thiện và ổn định, đặc biệt là hệ thần kinh và hệ tiêu hóa. Sự thích nghi với môi trường sống của trẻ còn hạn chế; sự thay đổi thời tiết như nóng, lạnh hay một tác động nào khác dễ làm cho trẻ bị nôn trớ khi bú mẹ hay khi ăn uống.
Một số bài thuốc thông dụng chữa chứng nôn trớ ở trẻ em:
Bài 1: Trẻ sơ sinh bị trớ hay đi tướt có thể dùng tổ tò vò nung đỏ để nguội 1 tổ, vỏ giữa cây tre sau khi đã cạo hết lớp xanh bên ngoài (tinh tre) 10 g, gừng tươi 2 lát, sắc lấy nước cho trẻ uống ngày 3-4 lần.
Bài 2: Khi trẻ bị nôn trớ, sắc mặt xanh, đi tiểu khó khăn, đầu các ngón chân, ngón tay hơi nóng, dùng hoàng liên tẩm nước gừng rồi sao khô 8 g, bán hạ giã nát, tẩm gừng đem nướng khô 6 g, trần bì 4 g, thổ phục linh 10 g, sa nhân 10 g, hoắc hương 12 g, cam thảo 4 g. Sắc uống mỗi lần một thìa cà phê, 3-4 lần trong ngày.
Có thể dùng cám gạo tẻ 30 g, gừng tươi 3 lát, hương nhu 20 g, lá hẹ tươi 50 g, bấc lùng 20 g, sắc kỹ, mỗi lần uống một thìa cà phê, ngày 2-3 lần, cho trẻ uống trong 3 ngày.
Bài 3: Trường hợp trẻ bị nôn trớ, sắc mặt xanh nhợt, đi ngoài phân xanh, miệng nhiều nước dãi, đầu ngón tay, ngón chân bị lạnh thì dùng gừng tươi 30 g, nướng cháy sém vỏ ngoài giã nát cho vào giữa khúc mía (cam giá) rồi nướng mía lên ngọn lửa 20-30 phút, lấy ra vắt nước cho uống.
Hoặc dùng đinh hương một nụ hấp vào nồi cơm sắp cạn, lấy ra nghiền với nước sôi để ấm cho uống. Cũng có thể dùng đinh hương 3 g, bạch truật 9 g, sa nhân 5 g, tán thành bột mịn, mỗi lần cho trẻ uống 1,5 g, ngày 3 lần.
Bài 4: Khi trẻ nôn trớ, nóng, môi khô, đêm quấy khóc, lòng bàn chân, lòng bàn tay nóng dùng: thương truật (sao thơm) 10 g, trần bì (tẩm với nước muối sao khô) 4 g, cam thảo 2 g, mạch nha (rang nổ) 4 g, sa nhân (nghiền nát) 4 g. Dùng 25 g gừng tươi giã nát cho nước sôi vào ngâm khoảng 15 phút, bỏ bã, chắt lấy nước, cho thuốc vào sắc, mỗi lần uống một thìa con, ngày 3 lần.
Bài 5: Trường hợp trẻ bị nôn trớ, bụng trướng, đầy hơi, nôn ra đờm dãi và sữa thì dùng chỉ xác trộn với cám gạo rang thơm 6 g, cát cánh 6 g, trần bì 2 g, bán hạ 4 g, giã nát tẩm với nước gừng, nướng khô, bạch phục linh 8 g, chích thảo nướng thơm 2 g. Dùng 25 g gừng tươi giã, ngâm với nước sôi 20-25 phút. Sau đó cho thuốc vào nước gừng sắc uống, ngày 3 lần, mỗi lần một thìa con.
Có thể dùng lá quýt sắc vàng 12 g, riềng tía 12 g, bấc lùng 8 g, gừng tươi 3 lát. Sắc kỹ cho uống, ngày 3 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê.
Trường hợp trẻ bị lạnh, nôn và ợ hơi, dùng trần bì 9 g, gừng tươi 6 g sắc uống.
Nếu trẻ bị nôn mửa nhiều mà không đi ngoài được dùng ngô thù du 5 g, can khương 2 g, sắc uống.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)