Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống. |
Bạc hà, gừng tươi, vỏ quýt, tía tô, quế chi... là những vị thuốc mà Đông y dùng chữa viêm mũi. Liều lượng và cách phối hợp phải tùy thuộc vào thể bệnh.
Viêm mũi cấp tính thông thường
Nguyên nhân: Do ngoại cảm, phong hàn.
Triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi tay chân và đau lưng, chảy nước mũi trong, loãng, sau dần trở nên đặc, nghẹt mũi, nặng đầu, sốt nhẹ, người mệt mỏi.
Hoắc hương, hậu phác, bạc hà, vỏ quít mỗi thứ 10 g, bạch chỉ 8 g, gừng tươi, mạn kinh tử, tô diệp mỗi thứ 12 g. Sắc với 600 ml nước còn lại 300 ml. Uống ấm, trùm chăn cho ra mồ hôi. Ngày 3 lần, mỗi lần 100 ml (nửa chén). Ngày thứ 2 không trùm chăn nữa. Uống liền 3 ngày.
Viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân: Viêm mũi dị ứng cũng là viêm mũi cấp nhưng nguyên nhân có liên quan đến yếu tố dị ứng gây viêm như: khí hậu lạnh, nóng, bụi bặm, khói thuốc, phấn hoa, lông thú, thức ăn, thuốc…
Triệu chứng: Viêm mũi chu kỳ: Bệnh xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng. Thường vào buổi sáng, đột nhiên bệnh nhân hắt hơi liên tục, cay mắt, đỏ và chảy nước mắt. Nước mũi trong như nước lã, chảy đầm đìa. Bệnh nhân thấy mệt mỏi, nặng đầu. Bệnh kéo dài 3 đến 5 ngày thì hết. Bệnh giảm dù không điều trị hoặc khi thay đổi chỗ ở đến nơi không khí trong lành (nhưng khi về nơi ở cũ thì bệnh lại tái phát). Đó là viêm mũi ngắn hạn. Nếu để bệnh kéo dài và tái phát nhiều lần thì diễn biến sẽ nặng hơn, niêm mạc mũi dần bị thoái hóa và bị nhiễm trùng, bệnh nhân xì mũi vàng, thỉnh thoảng bị sốt nhẹ và nhức đầu, mũi bị nghẹt thường xuyên.
Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ: Có 2 đặc điểm thêm vào các triệu chứng trên là bệnh xuất hiện không theo thời tiết và mỗi lần hắt hơi chỉ vài cái nhưng cơn nghẹt mũi kéo dài. Niêm mạc mũi luôn bị phù nề nên dễ bị thoái hóa dẫn đến viêm mũi mạn tính.
Bài thuốc: Hoàng kỳ 16 g, phòng phong 10 g, bạch truật 12 g, quế chi 8 g, đẳng sâm 16 g, bạch thược 12 g, ma hoàng 4 g, tế tân 8 g, gừng tươi 3 lát, đại táo 3 quả. Sắc với 600 ml nước còn lại 300 ml thuốc. Uống ấm ngày 3 lần, mỗi lần 100 ml.
Viêm mũi dị ứng mạn tính: Hoắc hương, kinh giới, phòng phong, bản lam căn mỗi thứ 12 g; ké đầu ngựa 16 g, bạc hà 8 g, tân di hoa 8 g, bạch chỉ, cát cánh, cam thảo mỗi thứ 6 g, hạ khô thảo 10 g. Sắc với 600 ml nước còn lại 300 ml thuốc. Uống ấm ngày 3 lần, mỗi lần 100 ml. Nếu nước mũi trong, thêm khương hoạt 12 g. Nếu nước mũi vàng đục, thêm hoàng cầm 12 g, tang bạch bì 12 g.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)