Nghiên cứu này cung cấp thêm những căn cứ cho quan điểm vẫn đang gây nhiều tranh cãi: Liệu đồ uống có đường có phải nguyên nhân trực tiếp của căn bệnh béo phì? Một số nghiên cứu trước đây cũng cho rằng, việc uống đồ uống có đường làm tăng tỷ lệ béo phí, nhưng một số khác thì thất bại trong việc tìm ra mối liên hệ giữa chúng.
Cho đến tận nghiên cứu này, người ta mới nhận thấy sự liên quan trực tiếp giữa bệnh thừa cân và thức uống chứa đường. Thực tế, theo khảo sát, 63% người trưởng thành thường xuyên uống nước có chứa đường trong thực đơn hàng ngày. Và trung bình một người trưởng thành nạp gần 300 calo từ đồ uống/ ngày. Trong đó, soda hay thậm chí nước quả có đường, là một trong những thức uống có lượng calo cao.
Qua 1 thập kỷ, năng lượng con người nạp vào từ đồ uống tăng 46 calo/ngày. Ở độ tuổi 22-44, con số này còn “ấn tượng” hơn, từ 203 calo tăng lên 289 calo.
Các tác giả kết luận, những con số “leo thang” trong năng lượng từ đồ uống tương đương với sự gia tăng của béo phì và tiểu đường tuýp 2. Những mẫu nghiên cứu trên các đối tượng từ 20-44 tuổi, cho thấy, ai nạp nhiều năng lượng từ đồ uống hơn có khả năng bị béo phì nhiều hơn.
Những người ăn kiêng thường dễ bỏ qua việc kiểm soát những thức uống hàng ngày. Nhưng bạn hãy nghĩ kĩ trước khi uống, bởi người ta phải mất một tiếng đi bộ mới có thể tiêu hao hết năng lượng từ 1 lon soda.
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)