![]() |
Mỗi năm có hàng triệu người nhiễm cúm. |
Chỉ trong 10 năm trở lại đây, tình trạng kháng thuốc chống cúm trên toàn thế giới tăng 12%. Tỷ lệ này ở châu Á vượt quá 70%. Đây sẽ là thách thức lớn đối với những quốc gia đang dự phòng thuốc để đối phó với đại dịch cúm gia cầm.
Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Mỹ (CDC) nhận thấy sự đối kháng của một nhóm thuốc chuyên trị cúm có tên là adamantane trong hơn 30 năm qua đã tăng từ 0,4 % (1994-1995) lên tới 12,3% vào 2004. Ở một số quốc gia châu Á - nơi mà giới khoa học nghi rằng một chủng cúm mới có tiềm năng gây đại dịch sẽ xuất hiện - tình trạng này đáng báo động.
Báo cáo của CDC dựa trên kết quả phân tích 7.000 virus cúm A được thu thập trên toàn thế giới được xem là lớn nhất và tổng hợp nhất về tình trạng kháng thuốc adamantane từ trước tới nay. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia không giải thích nguyên nhân gây ra tình trạng này.
CDC cũng cho thấy các thuốc amantadine và rimantadine sẽ không còn hiệu quả trong điều trị và phòng chống cúm trong trường hợp bùng phát đại dịch, tiến sĩ Rick Bright, thành viên CDC nhận định. Những loại thuốc gồm các dẫn xuất của adamantane vốn có khả năng khống chế hoạt động phân bào của virus cúm A, song lại hoàn toàn vô dụng đối với virus cúm B hoặc virus cúm gà chủng độc H5N1. Hai loại thuốc khác là Tamiflu của hãng Roche Holding AG và Relenza của GlaxoSmithKline cùng nằm trong nhóm chất ức chế neuraminidase lại chỉ có thể làm giảm mức độ lây lan và ngăn ngừa trong một vài trường hợp.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo chính phủ các nước xây dựng kho dự trữ các chất ức chế neuraminidase trong trường hợp dịch cúm bùng phát. Trong một báo cáo khác dựa trên kết quả đánh giá 64 nghiên cứu về ảnh hưởng của một loại văcxin cúm ở người già, các nhà khoa học Italy nhận thấy văcxin hoàn toàn vô dụng đối với bệnh cúm và viêm phổi.
Mỹ Linh (theo Reuters)
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)