Nếu bị nhức đầu kinh niên, mất ngủ, dùng giấm táo hằng ngày với liều lượng cần thiết. Lúc 20 giờ, uống một tách mật ong hòa với nước và mỗi bữa ăn dùng 2 thìa cà phê mật ong.
Giấm táo và mật ong rừng là món ăn, vị thuốc có giá trị dinh dưỡng cao, phòng và chữa được nhiều bệnh. Giấm táo chứa nhiều muối khoáng của trái cây. Mật ong có nhiều loại axit, muối khoáng, có tác dụng diệt vi khuẩn cao như diệt vi khuẩn thương hàn trong 48 giờ; vi khuẩn phó thương hàn A và B trong 24 giờ... Ngoài ra, trong giấm táo, mật ong có nhiều kali (potassium), nó hút nước mạnh giúp làm giảm huyết áp, chữa khỏi chứng chảy nước mắt nước mũi ở người già, thấp khớp, thần kinh không ổn định, căng thẳng.
Sau đây là một số bệnh đã được điều trị bằng giấm táo - mật ong:
Suy nhược mạn tính: Dùng 3 thìa cà phê giấm táo và một tách mật ong, đổ tất cả vào chai cổ rộng, để ở đầu giường. Trước khi ngủ uống 2 thìa cà phê, nửa giờ sau sẽ ngủ được. Nếu chưa ngủ được, uống 2 thìa nữa. Cứ mỗi lần thức dậy, uống tiếp 2 thìa cà phê. Hiệu nghiệm hơn bất cứ loại thuốc ngủ nào.
Tăng huyết áp: Trong bữa ăn, uống một cốc giấm táo hòa với mật ong và nước đun sôi để nguội.
Viêm xoang chảy nước mũi, nước mắt: Người già hay chảy nước mắt, viêm xoang chảy nước mũi: dùng 2 thìa cà phê giấm táo với một giọt dung dịch iốt lugol trong một cốc nước, uống trong bữa ăn. Uống đều từ 1-3 tuần. Sau đó chỉ uống một tuần 2 lần để phòng tái phát. Potassium có tính hút nước như bọt biển, còn nước chanh làm chảy nước mũi. Vì vậy khi chảy nước mắt, nước mũi không được uống nước chanh.
Bệnh zona: Dùng giấm táo nguyên chất bôi ngày 4 lần, ban đêm 3 lần. Hết đau nhanh và chóng thành sẹo.
Phồng, giãn tĩnh mạch: Xát giấm táo vào nơi giãn, sáng và tối. Uống 2 thìa giấm táo với nước, ngày 2 lần.
Chốc lở, nấm tóc: Bôi giấm táo ngày 6 lần, cách đều nhau ở nơi chốc lở, nơi có nấm. Giấm táo có tác dụng sát khuẩn mạnh.
Đái dầm: Cho trẻ uống một thìa mật ong rừng trước khi đi ngủ có tác dụng an thần và giữ lại nước ở tế bào, giúp thận đỡ làm việc nhiều.
Bệnh ho ở người lớn và trẻ em: 2 thìa giấm táo + 2 thìa mật ong + 2 thìa glycerin. Liều lượng nhiều ít tùy tình hình bệnh. Ho ban ngày thì uống ngày 2 lần vào sáng và chiều, mỗi lần 1-2 thìa cà phê. Ho ban đêm thì uống trước khi đi ngủ và một lần nữa vào lúc nửa đêm. Nếu ho nhiều, uống 6 lần một ngày, chia đều từ sáng đến tối.
Bệnh chuột rút: Dùng 2 thìa cà phê mật ong trong mỗi bữa ăn. Sau một tuần thì khỏi.
Đau họng, viêm amidan: Pha một thìa cà phê giấm táo vào một cốc nước ấm, súc miệng. Còn một ít thì ngậm nuốt từ từ. Mỗi giờ súc miệng và ngậm nuốt một lần. Bắt đầu đỡ thì 2 giờ làm một lần. Sau 24 giờ, bệnh sưng họng do vi khuẩn streptocoques sẽ khỏi. Nếu bị sưng amidan, sau 12 giờ cũng khỏi.
Viêm thận, bàng quang, đái rắt, đái buốt, nước tiểu có mủ: Cho 2 thìa cà phê giấm táo trong cốc nước, uống trong mỗi bữa ăn, dùng đều dặn hằng ngày. Những bệnh khác như suy nhược cơ thể, đau đầu mạn tính, chóng mặt, huyết áp cao hoặc thấp; béo bệu, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, tim ngoại tâm thu... đều dùng giấm táo rất tốt.
Mật ong - thức ăn của vận động viên thể thao: Dùng mật ong vào bữa điểm tâm, cơ thể có ngay được một lượng dự trữ năng lượng từ sáng. Dùng 2 thìa canh mật ong trước thi đấu sẽ đạt thành tích cao hơn. Giữa các hiệp đấu bóng (bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền), vận động viên dùng mật ong vào giờ giải lao thì khi vào hiệp 2 họ thi đấu dễ dàng hơn vì chóng lại sức.
Cách làm giấm táo: Một cân táo ngâm nước muối hơi mặn khoảng 15 phút để diệt khuẩn rồi vớt ra để ráo. Bổ nhỏ táo, để cả hột, cho 3 lít nước sôi để nguội còn âm ấm với 2 quả chuối tây, đựng trong lọ thủy tinh, bịt lọ bằng vải màn. Sau một tháng lọc lấy nước giấm táo dùng dần. Giấm có màng là tốt. Thấy có muỗi bay ra là giấm hỏng, phải làm lại.
Lương y Minh Chánh, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)