Hành tây làm thuốc
Các Website khác - 29/09/2005
Nếu bị viêm ruột, tiểu  khó, dùng nước hành tây giã nát, cho thêm ít rượu trắng, uống nóng. Nếu bị thương có thể dùng hành tây giã nát đắp vào cho chóng lành.
Hành tây còn gọi là ngọc thông, thông đầu, viên thông, bì nha tử. Là thân vỏ của cây hành tây (Allium cepa) thực vật thuộc họ hành.

Tính ôn, vị đắng. Thành phần chính có rượu chứa phốt-pho, hợp chất lưu huỳnh, acid chanh, acid táo, vitamin A, B1, B2, C. Ngoài ra còn chứa chất làm giảm lượng đường nên có tác dụng ngừa bệnh tiểu đường, nên ăn thường xuyên. Hành tây còn có thể làm cho chất bị ô-xy hóa quá mức trong cơ thể con người trở thành chất không có hại. Cho nên phòng được ung thư, chống suy lão.

Tác dụng: Mạnh tì, vị khử hàn đàm, hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm, diệt khuẩn, giảm lượng đường trong máu, mỡ trong máu. Chủ yếu dùng cho bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh đái tháo đường, cảm gió nhiều đờm, kém ăn uống, viêm ruột đi ỉa chảy, đái khó, bị thương, loét viêm âm đạo do ký sinh trùng đốt và chứng bệnh thiếu vitamin.

Cách dùng: Ăn sống kèm các thức ăn khác, xào, hầm.

Ðắp ngoài da: giã nát hoặc ép lấy nước mà chườm.

Kiêng kị: người già bị viêm khí quản thì không nên dùng.

Chữa trị:

1 - Bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh đái tháo đường. a/ Hành tây bỏ vỏ ngoài, cắt miếng, cho thêm thịt nạc, mộc nhĩ, đem xào ninh nhừ ăn; b/ Ðậu vàng cho muối, đun chín cho gia vị, hành tây cắt miếng ăn với canh đậu.

2 - Kém ăn uống, cảm gió nhiều đờm. Hành tây bỏ vỏ ngoài xắt nhỏ. Củ cải trắng rửa sạch cắt nhỏ sợi, mỗi thứ có lượng bằng nhau, thêm dấm, muối, dầu mè, trộn đều mà ăn.

3 - Viêm ruột, bụng ỉa chảy, khó đái. Hành tây 1-2 củ bỏ vỏ ngoài, cắt miếng, giã nát lấy nước, cho thêm ít rượu trắng, uống nóng. Ngày 1-2 lần.

4 - Chứng thiếu vi-ta-min. Hành tây làm rau ăn kèm thức ăn khác.

5 - Bị thương, lở loét. Hành tây giã nát mà đắp.

Theo sách "Thức ăn vị thuốc" - Viện nghiên cứu
và phổ biến kiến thức Bách khoa