Mười điều không nên cho trẻ làm
Các Website khác - 23/12/2005
Cắn móng tay, ngoáy mũi, ăn nhiều đồ ăn chiên... là những thói quen không tốt cho trẻ.
1. Cắn móng tay

Thật khó chịu khi lúc nào cũng nhìn thấy trẻ đưa ngón tay lên miệng gặm. Hãy kể một câu chuyện về những ngón tay sưng vù của một bạn nào đó trong lớp trẻ, thí dụ như “vì bạn đó hay cắn móng tay nên bác sĩ phải tiêm mấy mũi vào tay bạn ấy thì ngón tay mới hết sưng”. Tiếp đó, bạn hãy hướng dẫn trẻ sử dụng bấm móng tay. Nếu trẻ thử một lần mà chưa được hoặc không may bấm vào thịt thì bạn cũng không nên quá hốt hoảng. Có thể lần sau trẻ sẽ khéo léo hơn và cũng có thể trẻ sẽ chủ động cầm bấm móng tay nhờ mẹ bấm móng cho trẻ.

2. Ăn nhiều hoa quả

Hoa quả là nguồn dinh dưỡng phong phú nhưng cũng không phải ăn nhiều càng tốt. Nếu ăn quá nhiều sẽ có hại.

Vì dạ dày của trẻ tương đối kém, nếu ăn nhiều hoa quả sẽ làm cho chức năng tiêu hóa bị quá tải. Khi ăn hoa quả, phần lớn lượng đường là từ thận bài tiết ra, thường tạo nên "nước tiểu hoa quả". Nếu không hạn chế là cứ tiếp tục ăn nhiều hoa quả thì có thể xuất hiện sự biến hóa có tính bệnh lý của thận.

Ngoài ra, các loại hoa quả có các đặc tính khác nhau cho nên có một số hoa quả không nên ăn nhiều. Ăn đào nhiều sẽ bị phát nhiệt, đầy bụng, chán ăn; ăn lê nhiều sẽ dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy; ăn nhiều hồng dễ bị táo bón. Đa số các loại hoa quả đều tương đối nhiều acid hoặc đường lên men, dễ bị sâu răng. Chỉ cho trẻ ăn hoa quả vừa phải.

3. Quên rửa tay

Cần dạy trẻ thói quen rửa tay hằng ngày. Chỉ cần kiên nhẫn hướng dẫn trẻ mỗi lúc cần rửa tay cho trẻ thì kèm theo lời nhắc nhở nhẹ nhàng: "Đôi bàn tay sạch sẽ thật đáng yêu” hay "Bé mà để tay bẩn là không ai yêu...".

4. Nhặt đồ ăn rơi trên sàn

Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ để trẻ không bao giờ có thể tìm thấy bất kỳ cái gì muốn đưa vào miệng. Cho trẻ ngồi chơi trên sàn nhà thì luôn bảo đảm sàn nhà được lau sạch. Luôn luôn rửa tay sạch sẽ rước khi cho trẻ ngồi vào bàn ăn.

5. Ăn các loại thức ăn chiên (rán)

Thực phẩm chiên như đùi gà, bánh rán... thường rất hấp dấn bởi mùi vị thơm hợp khẩu vị trẻ. Nhưng thực phẩm khi dùng dầu mỡ để rán thường ở nhiệt độ cao, các chất dinh dưỡng có thế bị phá hoại ở những mức độ khác nhau.

Protein biến chất, hạ thấp giá trị dinh dưỡng, mỡ bị phá hoại kết hợp với acid mỡ không bão hòa mà cơ thể không cần đến, cơ thể rất khó tiêu hóa. Hơn nữa, thực phẩm chiên (rán) còn sinh ra một loại vật chất gọi là olefin andeht có độc tính nhất định. Thực phẩm chiên còn có thể phá hoại vitamin có tính hòa tan trong mỡ, cản trở việc hấp thụ của cơ thể. Mỡ bị rán liên tục, hay dùng đi dùng lại nhiều lần, hoặc chưa dùng hết lại cho thêm vào đều có thể thúc đẩy chất ung thư hoặc hỗ trợ sản sinh ra chất ung thư.

Ngoài ra, thực phẩm được rán nhiệt độ cao trong thời gian cực ngắn có thể chỉ chín ở bên ngoài mà bên trong vẫn còn sống nên không thể tiêu diệt hết vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh dễ phát sinh bệnh ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm đường ruột.

Đối với trẻ, do năng lực nhai và tiêu hóa của đường ruột cũng như hấp thụ của trẻ còn tương đối yếu nên ăn nhiều thức ăn chiên dễ làm rối loạn tiêu hóa.

Khi ăn no thức ăn chiên, trẻ dễ có hiện tượng tức ngực, thậm chí khó thở tiêu chảy, nôn mửa... Thức ăn cho trẻ nên nấu luộc, hầm, xào...

6. Uống nước tắm

Cha mẹ không nên vội vàng gắt gỏng với trẻ khi thấy trẻ uống nước tắm. Hãy cho trẻ thấy nước bẩn thế nào

7. Ăn nhiều kem

Kem rất lạnh, kích thích khoang miệng và niêm mạc dạ dày tương đối mạnh, đặc biệt là niêm mạc dạ dày trẻ còn non nớt, đặc biệt mẫn cảm khi bị kích thích lạnh. Sau khi ăn nhiều kem sẽ làm cho huyết quản niêm mạc dạ dày bị co lại đột ngột, dịch vị phân tiết giảm đi, chức năng tiêu hóa hạ thấp, nếu kéo dài có thể dẫn đến các bệnh dạ dày, tá tràng như rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày mãn tính, tiêu chảy.

Ngoài ra, niêm mạc yết hầu bị kích thích nhiều làm cho sức đề kháng của cổ họng bị giảm sút, có thể gây đau họng, tiếng nói khàn, viêm amidan.

8. Vầy nước quá lâu

Khi thời tiết ấm áp, bạn có thể múc một chậu nước ấm cho trẻ ngồi chơi. Có thể cho trẻ vầy nước cùng các con giống hoặc những đồ chơi trẻ yêu thích... Bạn hãy ngồi bên cạnh bày ra một trò chơi cho trẻ tham gia hoặc kể một câu chuyện để trẻ tưởng tượng. Như vậy, sau mỗi lần tắm, trẻ sẽ không vầy nước lâu nữa mà qua những câu chuyện bạn kể, trẻ còn có được những bài học bổ ích. Hoặc khi tắm cho trẻ, sau khi tắm tráng xong, bạn có thể cho trẻ ngồi chơi với nước một mình trong vài ba phút.

9. Ngoáy mũi

Không nên dùng ngón tay ngoáy mũi. Móng tay sắc làm xước niêm mạc mũi.

Nên dùng khăn sạch hay tăm bông lau nhẹ phía trong vách mũi.

Chỗ chân lông bị nhổ sẽ gây viêm hoặc tạo nên các nhọt trong vách mũi, từ đó có thể gây nhiễm khuẩn huyết, rất nguy hiểm đến tính mạng. Đối với lông mũi, ta nên dùng kéo cắt bớt, không nên nhổ.

10. Ho hoặc hắt hơi một cách tự do

Trẻ còn nhỏ nên không thể tránh khỏi hiện tượng ho hoặc hắt hơi mọi lúc mọi nơi và ngay cả trong khi ăn. Chắc chắn rằng sẽ gây mất vệ sinh ra xung quanh. Nếu như nhắc nhở mãi mà trẻ không thực hiện được, hãy cho trẻ ngửi lọ hạt tiêu. Để trẻ tự khám phá ra bí mật này trẻ sẽ nhớ rất lâu. Nhắc trẻ nhớ lấy tay che miệng. Sau khi ho hoặc hắt hơi phải tự giác đi rửa tay.

Theo Tư vấn tiêu dùng