Bệnh nhân tăng huyết áp nhiều năm, nhất là ở thể ác tính hoặc tuổi còn trẻ dễ có tổn thương ở đáy mắt. Vì vậy khi mắc bệnh này, cần soi đáy mắt thường xuyên.
Huyết áp gồm huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu, lúc tim bóp) phản ánh áp lực máu trong các mạch lớn. Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương, lúc tim nghỉ) là áp lực của các mạch máu nhỏ, thí dụ mạch trong não, trong đáy mắt. Hiện tượng xuất huyết não và đáy mắt là do vỡ các mạch nhỏ này. Các mạch máu võng mạc có kích thước và bề dày giống mạch máu não và giống nhiều nhất với mạch bèo khía, còn gọi là bèo vân của não (lenticulo-strés).
Người tăng huyết áp có thể bị tổn thương với những mức độ sau ở đáy mắt:
Tăng huyết áp giai đoạn 1: Soi đáy mắt thấy động mạch võng mạc hơi bẹp lòng hoặc hơi cứng (dáng đi không uyển chuyển, có chiều hướng thẳng đơ).
Tăng huyết áp giai đoạn 2: Đáy mắt đã có hình ảnh chèn ép của động mạch võng mạc lên tĩnh mạch võng mạc ở nơi giao thoa 2 mạch này. Ở chỗ đó, tĩnh mạch bị mất máu đi một đoạn, gọi là dấu hiệu Gunn. Động mạch nằm trên tĩnh mạch thì Gunn rõ, ngược lại thì dấu hiệu Gunn không rõ.
Tăng huyết áp giai đoạn 3: Đáy mắt có thêm xuất huyết và xuất tiết võng mạc. Chất xuất tiết thực chất là tơ huyết rò rỉ qua chỗ mạch yếu hoặc mạch thủng.
Tăng huyết áp giai đoạn 4: Đáy mắt ngoài các triệu chứng trên còn có thêm phù gai thị.
Vì vậy, người tăng huyết áp cần soi đáy mắt. Soi đáy mắt chẳng khác gì cho các mạch não soi gương. Người soi thấy được gián tiếp hình ảnh của các mạch máu nhỏ trong não. Từ kết quả soi đáy mắt, các thầy thuốc tim mạch sẽ có biện pháp điều trị tích cực và thường xuyên hơn nữa cho người bệnh. Biện pháp này cũng giúp thầy thuốc nhãn khoa có biện pháp điều trị cho con mắt đang có nguy cơ dẫn tới mù lòa, để phối hợp nhịp nhàng giữa 2 chuyên khoa mắt – tim mạch.
BS Hoàng Sinh, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)