"Bệnh nhân bị chấn thương tủy sống, bị liệt tứ chi hay hai chi thường kèm theo tình trạng tiểu không kiểm soát. Đây là phương pháp mới nhất giúp họ cải thiện tình trạng này", giáo sư H.Madesbacher (Áo), người hướng dẫn kỹ thuật này cho các bác sĩ bệnh viện Pháp - Việt, TP HCM, cho biết.
"Ưu điểm của nó là không xâm lấn, không để lại di chứng, đem lại tiện ích và hiệu quả điều trị cao cho người bệnh", giáo sư H.Madesbacher nói.
![]() |
Các bác sĩ đang thực hiện tiêm thuốc vào cơ bàng quang bệnh nhân. |
Trước đây, ở Việt Nam thường dùng 2 phương pháp khác điều trị bệnh lý này. Một là dùng thuốc bằng đường uống để giảm áp lực cho bàng quang. Nhưng thuốc thường có một số tác dụng phụ không tốt cho cơ thể, thậm chí trong một số trường hợp không phát huy được tác dụng. Hai là nếu thuốc không tác dụng các bác sĩ can thiệp bằng cách phẫu thuật làm rộng bàng quang để giảm áp lực cho cơ quan này. Phẫu thuật lớn lại là một can thiệp xâm lấn nên đôi khi để lại một số biến chứng ngoài ý muốn.
So với hai phương pháp trên thì kỹ thuật mới có rất nhiều ưu điểm mà chi phí nếu tính kỹ cũng không cao hơn uống thuốc hay phẫu thuật.
Sau khi gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ tiêm trước vài mũi nước muối sinh lý vào bàng quang để thăm dò. Sau đó 25 mũi thuốc mới được chính thức tiêm vào các vị trí khác nhau trên bàng quang. Người bệnh sẽ ra về sau nửa ngày và không cần nhập viện trước khi tiêm thuốc.
Thuốc bắt đầu phát huy tác dụng sau 2 tuần và kéo dài trong một năm. Sau đó bệnh nhân phải quay lại bệnh viện để tiêm thuốc lại.
Nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp, Bỉ, Áo... đã dùng cách này để điều trị bệnh lý bàng quang thần kinh từ lâu. Tại Việt Nam, Bệnh viện Pháp - Việt đã điều trị cho hai bệnh nhân đầu tiên là Nguyễn Văn Toàn 29 tuổi và Nguyễn Văn Lâm 20 tuổi.
Mỹ Lan
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)