Không phải cứ cho trẻ mặc kín thì sẽ tránh được các tia mặt trời độc hại. Một điều tra của Anh cho thấy nhiều loại quần áo của trẻ không có tác dụng chống nắng.
Một số loại quần áo của trẻ chống nắng kém. |
Cục Bảo vệ sức khỏe Anh (HPA) vừa kiểm tra 100 món y phục dành cho trẻ ở các cửa hiệu trên phố. Kết quả cho thấy 25% số này có hiệu lực chống nắng thấp hơn so với yếu tố SPF 15 có trong các loại kem chống nắng. Trang phục bảo vệ yếu nhất là áo váy, sau đó đến quần soóc. Đồ bơi được xem là "áo giáp" tránh tia tử ngoại tốt nhất.
Nguyên nhân tạo ra sự khác biệt một phần là do kiểu dệt - các sợi càng sít nhau thì khả năng bảo vệ càng cao. Quần áo bị gioãng hoặc bị ướt chống nắng rất kém.
"Phần lớn người ta không nhận ra rằng bịt kín chưa hoàn toàn tránh được tia UV", tiến sĩ Jill Meara, Phó giám đốc Bộ phận bảo vệ phóng xạ của HPA, nói. Meara cho rằng các công ty may mặc nên cung cấp thông tin về mức độ chống nắng lên sản phẩm.
Ngoài ra, "nên tìm mặc những chất liệu T-shirt với sợi dệt mau và màu tối vì chúng ngăn cản nhiều tia UV nhất" - tiến sĩ Jo Viner Smith thuộc Viện nghiên cứu ung thư Anh, khuyến cáo - "Để kiểm tra xem có bao nhiêu ánh sáng và tia UV lọt qua, tối nhất hãy giơ chất liệu vải lên ánh sáng. Nên nhớ hiệu lực chống nắng sẽ giảm khi vải bị gioãng hoặc ướt. Quần áo không thể che phủ toàn bộ da, cho nên vào những ngày hè nóng nực, đừng ngại đội mũ, đeo kính râm, tìm bóng râm giữa trưa. Cần bôi kem chống nắng SPF15+ vào những vùng da hở".
Mỹ Linh (theo BBC)
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)