"Tôi nghe nói ngoài các loại cao phổ biến như cao hổ, cao khỉ, cao trăn, người ta còn nấu cả cao rùa. Xin bác sĩ cho biết cách nấu và công dụng của loại cao này".
Trả lời:
Cao rùa được gọi là cao quy bản, được nấu từ yếm rùa. , kim quy, quy giáp, cao yếm rùa. Khi bắt được rùa, có khi người ta đập chết ngay bóc lấy yếm, cạo hết thịt, rửa sạch, phơi khô. Loại yếm rùa này là "huyết bản". Còn nếu nấu chín rồi mới bóc lấy yếm, lọc bỏ hết gân thịt thì gọi là "thang bản".
Để cao quy bản, trước hết phải ngâm yếm rùa vào nước để gân thịt còn sót lại rữa ra rồi cạo cho tróc hết; có khi đun chín để loại thịt cho dễ. Sau đó, cần dùng nước rửa sạch cho đến khi hết mùi; phơi khô, đập nhỏ, đun với nước nấu ba ngày ba đêm. Cuối cùng là lọc loại bỏ bã, nước lọc được đem cô đặc, đổ vào khuôn, để nguội cắt thành từng miếng to nhỏ tùy ý.
Theo Đông y, quy bản là một vị thuốc bổ thận âm chữa ho lâu, di tinh, bạch đới, khí hư; chân tay, lưng gối đau nhức; lỵ kinh niên, sốt rét lâu ngày, cơ thể suy nhược, băng huyết, các bệnh trước và sau khi sinh nở, trẻ con yếu xương. Liều dùng: Ngày uống 12-24 g quy bản dưới dạng thuốc sắc, thuốc viên hay thuốc bột; với cao quy bản, ngày uống 10-15 g, chia làm 3 lần. Những người âm hư không nhiệt không dùng được.
GS Đỗ Tất Lợi, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)