Tôi năm nay 40 tuổi, bị rụng róc rất nhiều, tóc rụng ở đỉnh đầu lan ra phía trán. Đã chữa nhiều cách nhưng không kết quả. Tôi cần phải làm gì?
Trả lời
Cần biết rằng rụng tóc không chỉ là bệnh ở nang lông của da đầu mà còn phản ánh một trạng thái sức khỏe toàn thân, vì người ta nhận thấy những người bị rụng tóc nhiều có nguy cơ bệnh tật và tử vong cao hơn, nhất là liên quan đến bệnh mạch vành tim.
Propecia (finasteride 1mg) vẫn được xem là thuốc đầu tiên đem lại nhiều hy vọng cho những nam giới bị hói đầu, cải thiện chất lượng tóc ở những phương diện quan trọng nhất (tăng trọng lượng, dài và mọc nhiều hơn, bớt rụng).
Cơ chế tác dụng của Propecia là kích thích sự phát triển của lỗ chân tóc, do đó giúp tóc mọc nhiều hơn. Propecia tác động đến nguyên nhân chính gây hói đầu ở nam giới bằng cách ức chế enzym 5-alpha-reductase type 2, làm cho testosterone không thể chuyển thành dihydrotestosteron (DHT) - một hormone được xem là nguyên nhân chính gây rụng tóc. Propecia đã ức chế tác dụng của enzym nói trên, do đó làm giảm nồng độ DHT ở khoảng 60% những nam giới được điều trị. Sự rụng tóc ở nam giới có đặc điểm là các lỗ chân tóc bị thu nhỏ dần, Propecia đã ức chế yếu tố chủ yếu làm cho lỗ chân tóc thu nhỏ lại, từ đó dẫn đến một quá trình đảo ngược là tóc mọc nhiều trở lại.
Người ta cũng nhận thấy có mối liên quan giữa rụng tóc và bệnh tim mạch, tỷ lệ bệnh tim cao ở người bị rụng tóc vùng đỉnh đầu. Nam giới dưới 55 tuổi hói đầu thì nguy cơ bị bệnh tim cao hơn người bình thường đến 30%.
Như vậy những nam giới trẻ muốn đề phòng rụng tóc nhiều cần chú ý trước tiên đến việc điều chỉnh lối sống. Thực hành vận động thường xuyên và có một chế độ ăn lành mạnh (hạn chế thịt mỡ, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế bia rượu, bỏ hẳn thuốc lá). Định kỳ 6 tháng một lần tiến hành định lượng cholesterol máu (thường gọi là mỡ máu), duy trì các thành phần của mỡ máu ở mức bình thường: cholesterol toàn thể, nhất là HDL-c (cholesterol tốt) và LDL-c (cholesterol xấu) và triglycerid. Nếu LDL-c cao cần điều chỉnh chế độ ăn hơn nữa.
BS. Đào Xuân Dũng, Sức khoẻ và Đời sống
▪ Hứa hẹn mới cho người bị tai biến não (18/02/2005)
▪ Văcxin cúm H5N1 của Việt Nam có hiệu quả trên động vật (18/02/2005)
▪ Phương pháp mới chẩn đoán bệnh Alzheimer (18/02/2005)
▪ Uống nhiều sữa để giảm... béo (18/02/2005)
▪ Sinh con muộn trẻ dễ bị bệnh Down (18/02/2005)
▪ Đau vùng cổ - vai - cánh tay và các nguyên nhân (18/02/2005)
▪ Trẻ 5 tuổi, nặng 13kg - có bị suy dinh dưỡng? (18/02/2005)
▪ Năm 2004: 1,7 triệu người châu Âu chết vì ung thư (18/02/2005)
▪ Nên cân nhắc khi phẫu thuật làm ốm (18/02/2005)
▪ Vi-rút cúm gia cầm không chỉ tấn công phổi (18/02/2005)