Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, miền Trung đang là tâm điểm của sốt xuất huyết, đặc biệt là Khánh Hòa với 4.000 ca mắc được phát hiện, tính từ đầu năm đến nay.
Trong 2 tuần qua, tại Việt Nam có gần 3.600 ca sốt xuất huyết mới được phát hiện, trong đó có 2 ca tử vong. Nếu tính từ đầu năm, số mắc sốt xuất huyết đã lên đến hơn 35.700 người, 36 người tử vong. Nếu như đợt trước, dịch tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam thì nay lại phát triển mạnh ở Nam Trung bộ. Sốt xuất huyết cũng bắt đầu xuất hiện khá nhiều ở các tỉnh Bắc Trung bộ như Thanh Hoá (245 ca), Hà Tĩnh (74 ca).
Theo tiến sĩ Phạm Ngọc Đính, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đỉnh dịch thứ hai trong năm nay đã rơi vào miền Trung và có thể kéo dài đến hết tháng 11. Tại miền Bắc, bệnh xuất hiện lẻ tẻ, một phần do mạng lưới phòng chống dịch được tổ chức khá tốt, phần do điều kiện môi trường thuận lợi hơn, quần thể muỗi không phát triển nhiều như ở phía Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Bình, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết, một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy, loại muỗi gây bệnh sốt xuất huyết gần đây đã có nhiều biến đổi về di truyền để trở nên thích ứng tốt hơn với môi trường sống. Do đó, chúng ngày càng khó tiêu diệt hơn. Điều này đang làm tăng mối đe dọa của bệnh dịch, nhất là khi việc nghiên cứu văcxin sốt xuất huyết vẫn chưa thành công.
H.H.
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)