"Tôi nghe nói liệu pháp oestrogen thay thế cho người phụ nữ mãn kinh. Xin bác sĩ vui lòng giải thích liệu pháp và cách sử dụng oestrogen như thế nào?".
Trả lời:
Liệu pháp oestrogen thay thế phải tôn trọng một số nguyên tắc sau:
- Dùng oestrogen tự nhiên: 17b - estradiol hay valerianate estradiol. Không dùng oestrogen tổng hợp; những loại này làm thay đổi biến dưỡng, nhất là sự đông máu nên không được chấp nhận.
- Dùng liều tối thiểu thích hợp đủ để cho có kết quả mong muốn. Liều quá thấp sẽ không hiệu quả đối với triệu chứng lâm sàng và nhất là sẽ không thể giữ được khối lượng xương, không có tác dụng bảo vệ tim mạch. Liều quá cao, bệnh nhân sẽ khó chịu đựng và có thể gây ung thư.
- Không nên dùng trong thời gian quá ngắn: Phác đồ điều trị 20 ngày rồi ngừng 10 ngày là không thích hợp vì khoảng thời gian ngừng quá lâu khiến các triệu chứng cơ năng có thể tái xuất hiện. Tốt nhất là không nên ngừng quá 6-7 ngày. Trong vài trường hợp, có thể cho oestrogen gián đoạn như trường hợp nhức nửa đầu khi hành kinh.
- Tránh dùng gián đoạn (ngoại trừ trường hợp ngoại lệ) mỗi 2-3 ngày. Thời gian bán hủy của oestrogen trong huyết tương uống hay thấm qua da khiến nửa số ngày người phụ nữ không có nội tiết tố.
- Luôn luôn kết hợp với một progestin tổng hợp trong 10-14 ngày sau của số ngày dùng oestrogen nếu người phụ nữ vẫn còn tử cung. Mặt khác, nhờ hệ thống enzym sẽ bảo đảm cho sự biến đổi qua lại E2 - E1 và cuối cùng E2 gắn vào thụ thể tế bào.
Những biến đổi của angiotensinogene đã được đề cập đến rất nhiều. Thật ra, uống E2 không gây cao huyết áp trừ vài trường hợp không biết rõ lý do. Những thay đổi của lipid đồ sau uống được xem như có ích lợi. Bù lại, ảnh hưởng trên một số yếu tố đông máu vẫn còn chưa rõ ràng, cho nên trên nguyên tắc nên chọn đường qua da cho người có nguy cơ. Ngược lại, hiệu quả lâu dài và tốt đối với tim mạch lại được nhận thấy đối với oestrogen dạng uống.
Tóm lại, có người thích dùng uống, người khác lại muốn dùng loại dán trên da. Do đó, bác sĩ có những chỉ định cho tất cả các đường dùng để đưa oestrogen vào cơ thể.
GS Phạm Gia Đức, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)