Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. |
Trái với quan niệm cũ, nguy cơ mắc ung thư nói chung ở những người được bú mẹ lúc nhỏ không tăng trong suốt cuộc đời.
Vào những năm 1930, các nhà khoa học cho rằng sữa mẹ có thể làm tăng nguy cơ phát triển u ác tính bằng cách truyền virus gây ung thư từ mẹ sang con. Kể từ đó tới nay, rất nghiên cứu kiểm nghiệm vấn đề này, song đều không đi tới kết luận cuối cùng.
Trong nghiên cứu mới, tiến sĩ Richard Martin, Đại học Bristol (Anh), đã phân tích dữ liệu trên khoảng 4.000 người được theo dõi sức khỏe từ những năm 1930 cho tới năm 2003, để đánh giá tình trạng ung thư. Kết quả là có ít hoặc không có bằng chứng cho thấy bú mẹ ảnh hưởng tới nguy cơ mắc bệnh ung thư nói chung hoặc nguy cơ phát triển một dạng cụ thể.
Nhóm nghiên cứu cũng phân tích tổng hợp 14 nghiên cứu liên quan và đi tới kết luận tương tự. Không những thế, họ còn phát hiện ra sữa mẹ làm giảm 12% nguy cơ phát triển ung thư vú ở phụ nữ trước tuổi mãn kinh.
Mỹ Linh (theo Reuters)
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)