Bệnh diễn tiến rất chậm
Khi đến giai đoạn suy và mất bù, thận không còn làm việc bình thường được, ứ đọng độc chất trong người. Lúc này bệnh nhân sẽ bị phù và tăng cân, cao huyết áp, tiểu ít, lở loét miệng, xuất huyết tiêu hóa, suy tim, hôn mê... Nếu không được điều trị kịp, bệnh nhân sẽ tử vong. 50 % bệnh nhi suy thận mạn đến tuổi 15 có tầm cao dưới mức bình thường; tuyến sinh dục phát triển kém.
Ban đầu người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, giảm năng lực, mất ngủ, sau đó là chán ăn, buồn nôn, nôn ói... Để lâu dẫn đến các biến chứng tim mạch như viêm màng ngoài tim, suy tim, sung huyết và cao huyết áp? Đồng thời, người bệnh bị thiếu máu và dễ đông máu, thần kinh mỏi mệt, mất tập trung, mất ngủ, lú lẫn. Bệnh còn dẫn đến những thay đổi về nội tiết như giảm testosterone, ít tinh trùng, vô sinh, rối loạn cương, đồng thời gây loãng xương, gãy xương bệnh lý.
Khi đến giai đoạn suy và mất bù, thận không còn làm việc bình thường được, khiến cơ thể mất cân bằng nước, điện giải; ứ đọng độc chất trong người; xáo trộn chuyển hóa và hệ thống tạo máu. Lúc này bệnh nhân sẽ bị phù và tăng cân, cao huyết áp, tiểu ít, tiểu đạm, thiếu máu, lở loét miệng, xuất huyết tiêu hóa, suy tim, nhức đầu, mỏi mệt, chóng mặt, hôn mê... Nếu không được điều trị kịp, bệnh nhân sẽ tử vong.
Điều trị và phòng ngừa
Để điều trị những bệnh nhân STM giai đoạn cuối, y học hiện có hai phương pháp: lọc máu ngoài thận và ghép thận. Trong đó ghép thận được cho là có lợi hơn vì mang lại chất lượng sống, khả năng lao động và tái hòa nhập cuộc, sống cao hơn.
Cách tốt nhất đề phòng STM là không để mắc những "bệnh thời đại" như tiểu đường, cao huyết áp, hội chứng chuyển hóa; nếu lỡ mắc bệnh thì đừng để bệnh tiến triển bằng cách tuân thủ tốt chế độ ăn uống và điều trị, kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, STM thường diễn tiến âm thầm trong nhiều năm mới đến giai đoạn cuối, do vậy, hằng năm mọi người nên đi kiểm tra sức khỏe ít nhất một lần để xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu (chức năng thận, định lượng thành phần mỡ, đường) và siêu âm để tìm sỏi, dị tật bất thường ở tiết niệu... Phụ nữ mang thai nên đi siêu âm để phát hiện bất thường ở thai. Nếu phát hiện thai có bệnh tiết niệu bẩm sinh (thận đa nang, di dạng, teo), khi sinh ra trẻ được chữa trị sớm thì cơ may thành công rất cao. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng nên quan tâm đến những dấu hiệu bất thường về tiết niệu ở con mình. Cụ thể là xem trẻ có tiểu rặn, tiểu són hay tiểu dầm liên tục không? Dòng nước tiểu có bị ngắt quãng hay rỉ không? Trường hợp mầu nước tiểu đục, có mùi hôi là bất thường. Khi có một trong những triệu chứng trên, nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và siêu âm bụng.
Dinh dưỡng cho người suy thận mạn
Các cuộc nghiên cứu trên cả người và động vật đều cho thấy, chế độ ăn hạn chế protein giúp kiểm soát tình trạng tăng urê máu và làm chậm tiến triển của STM. Các chuyên gia khuyên, lượng protein được phép ăn hằng ngày tùy thuộc mức độ nặng của bệnh. Nếu bị STM giai đoạn 1, bệnh nhân được ăn 0,8g đạm/kg thể trọng. Chỉ số này ở giai đoạn 2 là 0,6; giai đoạn 3a là 0,5; giai đoạn 3b là 0,4 và giai đoạn 4 là 0,2. Nếu đang lọc máu chu kỳ bằng thận nhân tạo, lượng đạm trong chế độ ăn có thể tăng lên như người bình thường: l - 1,2g/kg thể trọng mỗi ngày. Các chuyên gia cũng lưu ý gạo, ngô, bột mì, đậu phụ, rau, quả trong bữa ăn đã chứa một lượng đạm. Lượng thịt đó có thể thay bằng - cá, trứng, đậu phụ, sữa...
Mặc dù cần giảm protein, nhưng cơ thể vẫn phải được cung cấp đủ 8 axit amin cần thiết. Vì vậy, nên chọn các loại thực phẩm giàu các axit amin này như thịt bò, thịt lợn nạc, tim, cá, lòng đỏ trứng... Đồng thời phải bảo đảm đủ năng lượng (khoảng 1.800 - 2.000 cal), nước, vitamin và khoáng để giúp cho quá trình chuyển hóa được tốt.
Bệnh nhân STM nên ăn nhiều rau, quả ngọt; hạn chế quả chua; không ăn những món có nhiều kali như các loại quả đã được chế biến khô (ô mai, nước quả mơ, nước quả sấu, nho khô). Có thể uống thêm các vitamin nhóm B.
Trẻ suy thận mạn dễ bị dậy thì muộn Hơn 2 tuần, sự phát triển của trẻ STM tương đương với các trẻ bình thường; nhưng đến tuổi thiếu niên, bệnh sẽ ảnh hưởng tới quá trình tuổi dậy thì, nhất là trong giai đoạn STM đang tiến triển. Hậu quả là 50% bệnh nhi đến tuổi 15 có tầm cao dưới mức bình thường (sự chậm lớn này xảy ra ở nam nhiều hơn nữ); sinh dục phát triển kém. Tuy nhiên, nếu các cháu được chăm sóc tốt thì sau đó, tỷ lệ trên chỉ còn 25%. Cần chú trọng việc cung cấp năng lượng cho trẻ STM vì trẻ thường chán ăn. Hiện nay các nhà thận học và dinh dưỡng trên thế giới đều nhất trí với mức cung cấp đạm cho trẻ là 1 - 2g/kg thể trọng mỗi ngày. Liều lượng này giúp tránh thiểu dưỡng mà không làm tổn thương chức năng của thận. Việc cung cấp nước và điện giải cũng cần được lưu ý đặc biệt. Bệnh STM thường gây hiện tượng "toan chuyển hóa" cản trở sự trưởng thành. Với trẻ mắc bệnh này, lượng nước đưa vào phải tương đương lượng nước tiểu thải ra trong ngày. Nên cho các cháu thêm nhiều hoa quả tươi. Thiểu dưỡng xương là một biến chứng hay gặp của STM, nếu không được điều tiết sẽ dẫn tới biến dạng xương, loãng xương. Hoóc môn cận giáp trạng có thể giúp xương phát triển. Đối với người STM, lượng hoóc môn này phải gấp 2 - 3 lần bình thường để kích thích tế bào sụn. Những trẻ này cần dùng đủ vitamin D, nhưng nếu quá liều sẽ dẫn tới thiếu hụt hoóc môn cận giáp trạng, ngăn chặn sự phát triển của xương.
|
|