Việc bú mẹ hoàn toàn nửa năm đầu có tác dụng phòng viêm nhiễm đường ruột. Một nghiên cứu ở Philippines cho thấy, số trẻ nuôi nhân tạo bị tiêu chảy cao gấp 17 lần những trẻ được bú mẹ hoàn toàn.
Bú mẹ hoàn toàn nghĩa là không cho trẻ ăn thêm bất cứ đồ ăn hoặc thức uống nào, kể cả nước. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các bà mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó bắt đầu ăn bổ sung và tiếp tục cho bú mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi.
Ngoài việc phòng ngừa bệnh viêm nhiễm đường ruột, sữa mẹ cũng giúp tránh tử vong do tiêu chảy cho trẻ tới 1-2 tuổi. Một nghiên cứu ở Brazil thực hiện trên các trẻ từ 8 ngày đến 12 tháng tuổi cho thấy, những trẻ được nuôi bằng thức ăn nhân tạo có nguy cơ tử vong do viêm phổi cao gấp 3-4 lần so với những trẻ được bú mẹ hoàn toàn. Ở trẻ bú mẹ một phần và ăn bổ sung, tỷ lệ tử vong do viêm phổi cũng thấp hơn trẻ nuôi nhân tạo.
Theo một nghiên cứ ở Honduras, trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng dễ bị thiếu sắt. Điều này đúng ở những nhóm dân cư mà bà mẹ không dự trữ đủ sắt trong cơ thể. Còn ở những nước (trong đó có Việt Nam) đã thực hiện chương trình phòng chống thiếu máu cho bà mẹ mang thai và nuôi con bú, nguy cơ này không cao. Trong tài liệu “Tư vấn ăn bổ sung” của WHO thì lượng sắt dự trữ ở cơ thể mẹ tới lúc trẻ 5 tháng tuổi là rất cao, đạt tới 70-90% nhu cầu của trẻ. Cũng theo tài liệu này, lượng vitamin A được dự trữ trong cơ thể trẻ từ lúc sinh tới 5 tháng cộng với sự bù đắp của sữa mẹ hằng ngày sẽ đảm bảo được hoàn toàn nhu cầu về vitamin A.
Những bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng với tần suất 10-14 lần/ngày sẽ kéo dài được thời gian ngưng kinh nguyệt do cho con bú. Những bà mẹ cho bú 6 tháng giảm cân nhanh hơn người chỉ cho bú 4 tháng.
Những lý do buộc phải dùng thức ăn thay thế sữa mẹ:
- Mẹ bị bệnh nặng không thể hoặc rất khó cho con bú; nhiễm HIV; đang dùng các thuốc như iốt phóng xạ, an thần mạnh, một số thuốc kháng thyroid, các thuốc gây nhiều tác dụng phụ... Nếu mẹ bị herpes ở vú thì nên ngừng cho bú tạm thời cho đến khi khỏi. Nếu bị các nhiễm trùng khác như viêm ápxe vú, viêm gan B (người lành mang virus) thì vẫn có thể cho bú.
- Trẻ bệnh nặng đang trong giai đoạn điều trị tích cực (có thể dùng dung dịch nuôi dưỡng riêng cùng với sữa mẹ vắt ra), suy dinh dưỡng và mất nước nặng (cần một chế độ dinh dưỡng khẩn cấp, phù hợp).
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
▪ Chữa cảm và cúm bằng thảo dược (21/03/2005)
▪ Sữa chua giúp chống hôi miệng (21/03/2005)
▪ Quảng Bình: Dịch cảm cúm bùng phát tại xã có hai bệnh nhân nhiễm vi-rút H5N1 (21/03/2005)
▪ Thêm một phòng khám điều trị bệnh viêm gan siêu vi tại Việt Nam (18/03/2005)
▪ Đà Nẵng: Điều trị tái nghiện ma túy bằng thuốc sản xuất trong nước (18/03/2005)
▪ Viêm họng mãn tính có trị dứt được không? (19/03/2005)
▪ Bệnh viêm gan siêu vi B (19/03/2005)
▪ Phát hiện và ngăn chặn bệnh rubella (19/03/2005)
▪ Cholesterol kích hoạt ung thư tiền liệt tuyến (19/03/2005)
▪ Phương pháp điều trị ung thư mới hiệu quả ra sao? (19/03/2005)