Thằn lằn chữa hen?
Các Website khác - 29/09/2005

"Con tôi bị bệnh hen, gầy yếu và ăn rất ít. Tôi đã cho cháu dùng nhiều loại thuốc Tây y nhưng bệnh ít thuyên giảm. Có người mách là bắt thằn lằn làm thịt cho cháu ăn. Xin bác sĩ cho biết, thằn lằn có ăn được không, có tác dụng ra sao với bệnh hen?".

Trả lời:

Thằn lằn còn gọi là rắn mối. Tên khoa học Mabuya sp., thuộc họ thằn lằn bóng Scincidae. Ở Việt Nam có ba loài thằn lằn bóng: thằn lằn bóng hoa (Mabuya multifasciata), thằn lằn bóng đuôi dài (Mabuya longiccaudata), thằn lằn bóng Sapa (Mabuya chapaense).

Về thành phần hóa học, hiện chỉ mới biết trong thằn lằn có protit ăn được. Còn có chất gì chữa bệnh đặc biệt khác chưa rõ. Nhân dân tại nhiều vùng bắt thằn lằn làm thịt cho những trẻ em bị hen, gầy, ít ăn. Mỗi ngày ăn nửa hay một con tùy theo tuổi.

Chú ý: Nhân dân miền Bắc gọi con thằn lằn mô tả trên đây là thằn lằn hay rắn mối và gọi con vật giống thằn lằn nhưng nhỏ hơn, sống trong nhà là con thạch sùng, nhưng ở một số tỉnh miền Nam lại gọi con thằn lằn mô tả trên là con rắn mối, còn con thạch sùng sống trong nhà là con thằn lằn. Cần chú ý tránh nhầm lẫn.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)