Tiểu đường có biến chứng
Các Website khác - 15/10/2005

"Mẹ tôi gần 60 tuổi, bị bệnh đái tháo đường nhiều năm nay và đã xuất hiện những biến chứng. Xin bác sĩ vui lòng cho biết cách chữa trị theo y học cổ truyền và chế độ ăn uống, sinh hoạt".

Trả lời:

Y học cổ truyền xếp đái tháo đường trong chứng “tiêu khát”, biểu hiện: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều mà người bệnh sút cân gọi là tam đa nhất thiểu. Tuy vậy, nhiều người không có biểu hiện rõ ràng mà tình cờ đi khám sức khỏe, làm xét nghiệm mới phát hiện ra. Y học cổ truyền nêu nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh là: do tiên thiên bất túc - cơ thể vốn suy yếu từ nhỏ, hoặc có yếu tố tâm hư nội nhiệt, là âm hư huyết ứ.

Diễn biến bệnh nếu không được điều trị có thể đau nhức khớp, lở loét ngoài da, chóng mặt hoa mắt, mắt mờ (huyễn vựng)… Các yếu tố sau đây sẽ làm bệnh tăng lên, đó là: trạng thái tinh thần quá căng thẳng kéo dài, sinh hoạt bừa bãi, quan hệ tình dục quá độ…, ăn nhiều quả ngọt và đường, ăn nhiều thịt, mỡ kéo dài. Điều đó cho thấy rằng người xưa hiểu biết khá sâu sắc về bệnh này, và cũng biết đây là bệnh điều trị khó khăn. Mỗi bài thuốc, vị thuốc tốt với một thể bệnh.

Y học cổ truyền có rất nhiều bài có phương và vị thuốc để chữa bệnh tiêu khát. Tuy nhiên, việc đánh giá tác dụng của mỗi bài thuốc hay vị thuốc là rất khó. Qua thực tiễn, y học cổ truyền đã tham gia điều trị được nhiều bệnh và chứng, tuy nhiên với nhiều bệnh khó thì nên kết hợp với thuốc và phương pháp của y học hiện đại. Khi đó, thuốc y học cổ truyền trở thành thuốc hỗ trợ đắc lực cho thuốc của y học hiện đại.

Việc điều trị bệnh tiêu khát cần phối hợp toàn diện nhiều biện pháp: chế độ lao động hợp lý, tránh căng thẳng tinh thần (cần tĩnh tâm), buồn quá hại phế, lo nghĩ quá hại tỳ, kinh sợ quá hại thận.

TS Dương Trọng Hiếu, Sức Khỏe & Đời Sống