Theo giải thích của các nhà khoa học: Khi đựng rượu trong hũ thiếc, trên mặt rượu có một lớp váng bột xám đen, đó chính là chất oxy hóa bị bong ra. Trong môi trường bình thường, kim loại chì và chất chì oxy hóa trong nước rất thấp. Nhưng trong môi trường axit và cồn hòa tan thì tốc độ oxy hóa có thể cao gấp vài chục lần, thậm chí hàng trăm lần nếu trong cồn nóng.
Sau khi uống rượu, dạ dày sẽ xung huyết, máu tuần hoàn với tốc độ nhanh, có tác dụng hấp thụ mạnh, vì vậy việc hấp thụ chất độc chì có trong rượu cũng diễn ra rất nhanh. Người ta ước tính rằng, khi uống 200 đến 300ml rượu, có thể sẽ nạp vào cơ thể khoảng 100mg chì. Nếu những người uống phải loại rượu này, cho dù mỗi ngày nạp 10-20mg chì thì sau vài tuần cũng có thể phát bệnh.
Khi thấy xuất hiện những biểu hiện trên sau khi uống rượu, ngay lập tức phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu ở các cơ sở y tế gần nhất. Các bác sĩ sẽ làm những thủ thuật cần thiết nhằm loại chì ra khỏi cơ thể người bệnh. Khi khử chì, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau bụng nhưng sẽ hết rất nhanh. Nếu điều trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ thì hiệu quả sẽ rất khả quan. Điều quan trọng là người dân cần có biện pháp phòng ngừa, không ngâm rượu vào trong các bình thiếc. Đồng thời, phải phát hiện sớm bệnh nhân bị ngộ độc để đưa đi cấp cứu kịp thời, khi đó chất độc chưa ngấm sâu vào cơ thể nên các biện pháp điều trị sẽ phát huy tối đa tác dụng. |
Theo Giadinh.net
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)