Giải đã kết thúc vào đêm 13-8 tại Biên Hòa (Đồng Nai) và Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) với chức vô địch thuộc về Thể Công (nam) và Bộ Tư lệnh Thông tin (nữ)
Hiếm tay chắn giỏi
Trong 4-5 đội nam hàng đầu khu vực, đội tuyển VN kém hơn cả về chắn bóng. Điều này xuất phát từ các CLB. Toàn giải chỉ có 2 đội chắn bóng tạm được, là TC và QĐ 4. Ở 2 CLB này cũng chỉ có một, hai cặp đủ sức xử lý bóng trên lưới có hiệu quả, là Văn Thành-Anh Văn của TC và Khánh-Tiển của QĐ 4.
Ở phía nữ, nổi bật và hiệu quả vượt trội là cặp Hoa-Châu (BĐ-LA) chơi tuyệt vời và có lợi thế đồng đều về chiều cao, tâm lý. Chắn tốt nữa là cặp Huệ-Yến và Thúy-Hương của Bộ Tư lệnh Thông tin (BTLTT), chính 2 cặp này hình thành một gọng kìm đủ sức phong tỏa hầu hết các cầu công của mọi đối thủ ở giải, đem thắng lợi về bằng cách phòng thủ trên lưới. Ở đây còn phải nêu trường hợp Tuần Châu (Quảng Ninh), qua màn ảnh nhỏ, người sành điệu thật lo lắng vì cho rằng CLB này dường như không quan tâm đến các bài tập chắn đôi, cầu thủ thiếu cả kinh nghiệm lẫn sức bật, may mà bốc lên trong tấn công và chiếm ngôi khá tại giải.
Phát bóng: Nữ khá hơn nam
Một chuyên gia kỳ cựu thừa nhận: Bóng chuyền VN kém nhất khâu phát bóng, số tuyển thủ đủ sức uy hiếp đối thủ bằng quả phát chỉ vài người! Ông nói không ngoa. Hiện nay, luật mới cho phép bước một được dính bóng, vì thế quả phát mạnh trở nên cứu cánh số một, ở giải này chỉ còn một Duy Quang (TC) và Cường (Bưu Điện Hà Nội - BĐHN) phát mạnh, song hiệu quả thực sự là còn thấp so với khu vực, còn quả phát bay, hiện tại rất khó ăn điểm, thậm chí không uy hiếp được đối phương. Khi lên tuyển, quỹ thời gian ít, tập mới là khó vô cùng và cực chẳng đã, HLV buộc phải điều chỉnh bằng cách chỉ đạo điểm rơi. Tuy thế, đã phải làm theo cách đó chứng tỏ là sự bị động rồi, nên cho đến ngày khai mạc SEA Games 23, đội tuyển chưa thể có thêm ai đủ sức phát mạnh ăn điểm!
Phía nữ, tình hình có khá hơn chút ít. Phạm Yến (BTLTT) và Diệu Châu (BĐ- LA) nổi bật hơn cả. Hai VĐV ấy càng chơi càng tự tin trong quả phát, rất đáng khen. Số VĐV còn lại, có lẽ chỉ còn mấy người biết phát bay, theo cách đứng xa sân, buộc quả bóng tạo ra quỹ đạo vòng cung và xoáy quặp xuống khi qua lưới, là các VĐV Huệ, Nhâm, Tám của BTLTT. Tiếc là chỉ có một Kim Huệ là thành viên đội tuyển VN. Trong khi ấy, riêng Thái Lan có đến 4 VĐV phát mạnh đầy uy lực, họ đang tích cực rèn luyện ở Trung Quốc và các VĐV ta hẳn còn nhớ uy lực trái bóng của các cô gái Thái ra sao.
Đội tuyển nữ chờ HLV ngoại Hiện tại, đội tuyển nữ vẫn chờ thầy ngoại vì theo ý kiến đã được phê duyệt của Liên đoàn Bóng chuyền VN, đội nữ sẽ thuê một HLV, hoặc Bulgaria hoặc là Trung Quốc. Qua 2 giải bóng chuyền nữ quốc tế gần đây, tại giải đầu tiên HLV bị chê thảm hại, đến giải sau có khá hơn song do đối thủ kém quá nên chưa thể có nhận xét chính xác. Cũng tin từ ngành TDTT cho hay, việc thuê thầy người Bulgaria là không xong, còn vị HLV người Côn Minh lại gặp trở ngại từ chính phía Trung Quốc (!), cho nên đội tuyển VN vẫn tập cùng BHL Việt Nam, khi nào có thầy mới sẽ hay! |
Bình Minh
▪ Vòng 2 Bundesliga: Bayern Munich đè bẹp Leverkusen (14/08/2005)
▪ Các biệt danh trong làng cờ (14/08/2005)
▪ Giải VĐQG nữ 2005: Hà Tây vẫn bất bại (14/08/2005)
▪ Tiền đạo Saviola đã tìm được chốn nương thân (14/08/2005)
▪ Giải bóng chuyền các đội mạnh toàn quốc 2005: Quân đội lên ngôi! (14/08/2005)
▪ Khai mạc giải Bóng chuyền năng khiếu các lứa tuổi TP.HCM 2005 (14/08/2005)
▪ Bán kết cúp quốc gia 2005: Gỗ vỡ nát (14/08/2005)
▪ Có lật được Chelsea? (13/08/2005)
▪ Giải vô địch bóng đá U.20 Đông Nam Á: U.20 Việt Nam vào bán kết (13/08/2005)
▪ Cuộc chơi (13/08/2005)