"Thần đồng" - những điểm chung và riêng
Các Website khác - 08/01/2006
"Thần đồng" - những điểm chung và riêng

Nếu Cassano....
Anh Ngọc

1. Họ là Rooney, Cassano và Văn Quyến. Có điểm gì chung giữa họ? Rất nhiều. Họ còn rất trẻ, đều là những tuyển thủ quốc gia. Họ cùng ít học, cùng có một tuổi thơ dữ dội với một cuộc sống gia đình không hạnh phúc. Nhưng họ rất tài năng, đã trở nên nổi tiếng từ khi còn rất ít tuổi, đã luôn gây sự chú ý của công chúng, đã tốn biết bao giấy mực để khen ngợi và chỉ trích. Họ là đại diện tiêu biểu cho một thế hệ măng sữa của bóng đá thế giới. Không mấy ai quên cú sút khủng khiếp của một chú bé chưa đầy 17 tuổi làm chết gục Arsenal năm 2003, điểm báo hiệu cho sự ra đời của một thiên tài. Cũng sẽ nhớ mãi bàn thắng tuyệt diệu năm 1999 được ghi sau một cú đi bóng lắt léo từ giữa sân, qua cả hàng hậu vệ Inter từ một chú nhóc mới tròn 17. Và những bàn thắng của một cậu bé 16 tuổi ở giải U16 Châu AÁ, và bàn thắng được chiếu đi chiếu lại hơn 100 lần trên các kênh truyền hình Hàn Quốc sau chiến thắng chấn động của U23 VN trước đệ tứ anh hào thế giới ở vòng loại Giải vô địch Châu AÁ năm 2003. Họ đã từng hoặc đang sống trong bóng tối mờ mịt của khúc quanh số phận: một người đã từng là một tấm gương xấu cho thế hệ trẻ nước Anh và có một cá tính mạnh mẽ đến mức điên khùng; một người được coi là ngôi sao trẻ số một của Italia nhưng cũng không thể sống nổi trong nước mình và đành phải ra đi; người còn lại là niềm hy vọng lớn nhất của một nền bóng đá đang phát triển, nhưng giờ đây đang có nguy cơ chôn vùi sự nghiệp chớm nở trong vòng lao lý.

hay Rooney chơi bóng ở VN thì ...
2.
Những thiên thần nổi loạn. Vì nhiều lý do: vì ít học, vì đó là bản tính của họ, vì cảm thấy cô đơn, vì cảm thấy có nhu cầu được xã hội quan tâm, vì cảm thấy không chịu nổi sức ép, vì muốn khẳng định mình, vì tiền và vì "gần mực thì đen". Rooney thường xuyên cãi nhau với các HLV, hục hặc với đồng đội và đánh lộn trong quán rượu. Anh sống một cuộc sống thác loạn, buông thả. Tên anh xuất hiện trên báo lá cải còn nhiều hơn trên bảng điện ghi tên anh với tư cách là người lập công cho M.U. Trong suốt một năm qua, Cassano cư xử như một đứa trẻ, sống bất cần và quậy tưng bừng ở Roma, cốt để được ra đi. Bây giờ, thành người của Real Madrid, hẳn anh đã toại nguyện. Còn Quyến, sự sa ngã không phanh đã diễn ra trong cả một quá trình dài để không thoát khỏi con đường tội lỗi.

Giờ đây, khi "Cassano" của nước Anh vẫn ra sân thi đấu đều đều cho M.U, "Rooney" của Italia phải rời quê hương để tìm chốn bình yên sau khi bị bỏ rơi ở quê nhà (nhưng ít ra anh cũng sẽ thanh thản bởi mình sẽ lại được xỏ giày ra sân), thì "Cassano" của Việt Nam đang ngồi tù, đang nhìn thấy tất cả tan vỡ và mọi cánh cửa với đời khép lại khi mới hơn 20. Không ai trong số họ đi xin sự thương hại của thiên hạ, nhưng cũng không ai trong số họ trở lại thời hoàng kim mà họ đã vươn tới và bước ra ánh sáng như khi xưa. Tất cả đều không thoát khỏi cái mác "thần đồng", đều bị cư xử như những đứa trẻ, đều được quan tâm chăm sóc hết lòng khi chiến thắng và bị bỏ rơi, thù ghét sau mỗi thất bại hay sai lầm.

... họ khó thoát khỏi phải vào
T16 như Văn Quyến.
3.
Tại sao Rooney không bị trừng phạt? Bởi xã hội của anh chấp nhận tất cả, miễn là sinh lợi. Những trò đồi bại của anh cũng chưa bao giờ là những scandal tầm cỡ quốc gia. Chừng nào Rooney còn thi đấu tốt, còn cống hiến cho khán giả, sẽ chẳng có vấn đề gì. Nhưng Rooney đủ thông minh để tự hiểu quá trình tự đào thải như một quy luật. Hãy nhìn Gascoigne và George Best để tự lớn lên và phanh lại. Với Cassano, đơn giản là nền bóng đá ấy không dành cho anh. Calcio không ưa những kẻ ngỗ nghịch và càng không thích những cầu thủ thiên tài hay có xu hướng ngẫu hứng phá vỡ chiến thuật xơ cứng của các HLV. Trước Cassano, nền bóng đá ấy đã từng ruồng bỏ R.Baggio và Zola. Còn Quyến, đơn giản là anh đã sinh nhầm chỗ. Môi trường bóng đá này là một sự phí phạm đối với anh. Thế giới bóng đá xung quanh Quyến đầy bê bối như một vũng bùn nhơ nhớp và giả dối mà những cầu thủ như anh có dính chàm cũng là điều không gây ngạc nhiên.

Nếu Quyến ở chỗ Rooney hay Cassano, những scandal cũng sẽ diễn ra, nhưng cũng chỉ là thiểu số trong những nền bóng đá mà nền tảng tài chính, pháp lý và nhân sự đã vô cùng chắc chắn. Và dĩ nhiên, Quyến sẽ vẫn ra sân. Còn nếu Rooney hay Cassano thay Quyến chơi bóng ở đây, họ chắc chắn sẽ vào T16 như anh. Mà không chỉ có những thần đồng như Quyến mới bán mình. (Hãy nhìn Quốc Anh xem. Bạn có tin nổi không?). Xét cho cùng, việc ấy diễn ra dễ quá, thường xuyên quá, từ cầu thủ đến lãnh đội, suốt nhiều năm qua, đến mức thậm chí người ta đang nghĩ rằng, sẽ chẳng có giải VĐ nào hết, nếu tất cả các đội ở hạng cao nhất... cùng bị giáng xuống hạng do đều dính tiêu cực.

4. Nếu tôi có con trai, tôi sẽ không cho nó đá một thứ bóng gọi là "chuyên nghiệp", mà nên làm một nghề khác có ích cho xã hội hơn. Nếu thằng bé được dán mác "thần đồng" thì tôi càng mất ăn mất ngủ. Vì nền bóng đá này, kể từ khi càng có nhiều tiền, càng "xã hội hoá" theo cách của các doanh nghiệp, càng trở nên đắt giá về thương hiệu thì càng trở nên tồi tệ về quản lý, càng trở nên rẻ rúng về nhân cách trong cách đối xử giữa người với người. Để đến mức, một tài năng lớn mà biết bao năm qua bóng đá VN mới sản sinh ra như Quyến nay cũng tàn lụi khi mới chỉ 20. Do lỗi của anh. Và lỗi không của riêng anh.