![]() |
Một buổi sáng thứ hai, cầm cốc cà phê trong tay, bạn chuẩn bị cho một ngày làm việc mới. Nhưng, xung quanh bạn, các đồng nghiệp vẫn không ngớt bàn chuyện về ngày nghỉ cuối tuần của mình. |
![]() |
![]() |
![]() |
Dù bạn đã nghe rất chi tiết, rất lâu rồi nhưng dường như câu chuyện vẫn không có dấu hiệu của sự kết thúc. Lúc này, bạn chỉ muốn làm việc… Nhưng làm thế nào để nói với đồng nghiệp mà không làm mất lòng họ. Tình huống này cũng như một số trường hợp khác đòi hỏi bạn phải thực sự khéo léo và tế nhị. Tuy nhiên, nó cũng không quá phức tạp và khó khăn như bạn nghĩ. Dưới đây là cách tiếp cận trong một số tình huống bạn thường gặp phải: 1. Xem xét hoàn cảnh: Trước khi nói bất cứ điều gì với đồng nghiệp, cần phải cân nhắc từng lời nói để đảm bảo tính lịch sự và chuyên nghiệp của bạn. Ví vụ, làm thế nào để bạn nhận xét về một người nào đó? Nếu bạn cảm thấy mình có đủ tự tin thì hãy chia sẻ những thông tin đó với đồng nghiệp của mình, nếu không thì không nên. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc với anh (cô) ấy thường xuyên, tốt hơn hết là hãy để mọi thứ qua đi. 2. Giải thích mọi việc: Nếu cảm thấy cần thiết, bạn nên có những cuộc gặp riêng với đồng nghiệp để nói ra những thắc mắc của mình. Nhớ rằng, khi bạn bày tỏ những thất vọng của mình với đồng nghiệp nào đó trước mặt những người khác, bạn có thể làm cho họ bối rối. Vì thế, tốt nhất là hãy sắp xếp một cuộc gặp để nói rõ những mong muốn của bạn và những việc mà đồng nghiệp bạn đã làm có tác động như thế nào đối với bạn. Ví dụ, nếu đồng nghiệp mở nhạc quá to và làm bạn mất tập trung, cách tốt nhất nên nói: "Bạn có thể điều chỉnh âm lượng loa của mình nhỏ hơn một chút được không? Và nói "Bởi tiếng nhạc thường làm tôi khó có thể tập trung được. Và tôi nghĩ, nếu bạn đeo headphone thì thật là tốt". 3. "Mất lòng trước, được lòng sau": Bạn có thể thoả thuận với đồng nghiệp để giải quyết vấn đề một cách thấu đáo và thuận lợi cho cả hai bên. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy khó chịu khi đồng nghiệp mở nhạc quá to, bạn có thể thoả thuận với đồng nghiệp của bạn rằng anh ấy không nên mở nhạc vào buổi sáng và buổi chiều, anh ấy có thể mở nhạc to vào cuối ngày, khi mọi công việc gần như đã hoàn thành xong. Nhớ rằng, mọi tình huống đều không giống nhau và mỗi tình huống lại đặt bạn vào những hoàn cảnh ứng xử khác nhau. Tuy nhiên, bằng cách trung thực và tôn trọng đồng nghiệp, bạn có thể giải quyết được vấn đề một cách nhanh chóng. Và chắc chắn các mối quan hệ với đồng nghiệp sẽ luôn luôn bền vững. |
![]() |
Vĩnh Thương ( theo vtv.vn ) |
▪ “Mõ" công sở (08/11/2007)
▪ Trả lương qua tài khoản: Còn nhiều việc phải làm (08/11/2007)
▪ Khằng định 'thương hiệu' qua phỏng vấn (07/11/2007)
▪ Động viên nhân viên kinh doanh (07/11/2007)
▪ Những niềm tin sai lầm về thành công (06/11/2007)
▪ 5 “độc chiêu” bán hàng cho teen (03/11/2007)
▪ Gái cơ quan (03/11/2007)
▪ 10 cách để bứt phá với hồ sơ online (01/11/2007)
▪ Phát tài nhờ một trò đùa trên blog (30/10/2007)
▪ Không chỉ là một cuộc nói chuyện... (29/10/2007)