Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 5 năm 2006-2011
Các Website khác - 12/05/2006

Sở y tế Nam Phi đang dự kiến phác thảo khung chương trình hành động cho 5 năm tới nhằm thay thế cho Kế hoạch chiến lược quốc gia về HIV/AIDS đã được ứng dụng suốt 5 năm qua ở nước này.

Dự kiến, kế hoạch giai đoạn 2006-2011 sẽ được đưa ra thảo luận trong buổi hội thảo một ngày của Hội đồng chống AIDS quốc gia Nam Phi (viết tắt là SANAC) trước khi chính thức hoàn thiện.

Vấn đề này đã được đề xuất trong buổi họp ngày hôm qua (8/5) của SANAC tại Pretoria, buổi họp cũng đã bàn bạc về nhiều vấn đề liên quan đến đại dịch HIV/AIDS trong nước.

Kế hoạch chiến lược quốc gia về HIV/AIDS giai đoạn 2000-2005 đã xoay quanh rất nhiều lĩnh vực nhằm kiểm soát, ngăn chặn đại dịch như phòng bệnh, điều trị, chăm sóc, hỗ trợ, nghiên cứu, theo dõi, điều tra cũng như các vấn đề về nhân quyền và luật pháp.

Buổi họp nói trên do Phó chủ tịch hội đồng, ông Phumzile Mlambo-Ngcuka chủ trì. Tại buổi họp này, hội đồng đã yêu cầu trực tiếp bộ y tế nhiệm vụ phác thảo khung chương trình hành động một cách chi tiết và lên dự án thực hiện, có tính tới kinh nghiệm ứng dụng hiện tại và đưa vào rất nhiều thành phần khác nhau của SANAC.

Về các vấn đề liên quan khác, cuộc họp cũng tính đến mối quan tâm của Quỹ toàn cầu thế giới chống AIDS, lao và sốt rét gần đây.

Điều này cũng có nghĩa là phải thiết lập một hệ thống giám sát và đánh giá hiệu quả các dự án mà Quỹ toàn cầu hỗ trợ ở KwaZulu-Natal.

Động thái trên diễn ra ngay sau khi chấp thuận sự tái đề nghị việc ứng dụng nguồn quỹ của SANAC đại diện cho KwaZulu-Natal cùng với điều khoản về những thủ tục tiêu chuẩn để một quốc gia có thể nhận được nguồn quỹ của Quỹ toàn cầu, có liên quan đến Cơ chế điều phối quốc gia (viết tắt là CCM) cũng chính là tổ chức SANAC tại Nam Phi.

SANAC nhất trí rằng, với việc thiết lập trung tâm giám sát và đánh giá các dự án do quỹ toàn cầu tài trợ, sẽ có thêm các cơ hội để đẩy mạnh công tác giám sát, đánh giá về các dự án phòng chống HIV/AIDS.

Tổ chức này cũng thống nhất về chuyện, các vấn đề liên quan tới cấu trúc và nguồn quỹ của CCM cũng nên được tính tới trong bản xem xét lại của SANAC về các cấu trúc và hoạt động của chúng.

Được thành lập từ 4 năm trước đây với mục đích nhân rộng các nguồn lực phòng chống ba đại dịch phổ biến và nguy hiểm nhất của thế giới, Quỹ toàn cầu hiện tại đã vận động được khoảng 20% trong tổng ngân sách tài chính phòng chống đại dịch HIV/AIDS, 65% trong tổng ngân sách thế giới đầu tư trong lĩnh vực phòng chống sốt rét và lao.

Kể từ đó tới nay, Quỹ này cũng đã chấp nhận thông qua khoảng 385 khoản tài trợ trị giá 5.1 tỉ đô la Mỹ, các dự án hỗ trợ được thực hiện ở 130 quốc gia trên thế giới.

Dương Kim Thoa theo http://allafrica.com