* Liệu có chăng sự lạm phát game show?
- Tôi nghĩ chẳng có ai lại đi ngồi xem tất cả mọi trò chơi phát trên màn ảnh nhỏ cả, cho nên chưa thể nói đến một sự lạm phát. Khuynh hướng thời hiện đại là đi sâu vào từng đối tượng, có trò chơi thích hợp cho cả gia đình, đồng thời lại có những trò chơi theo giới, theo thành phần nghề nghiệp, theo tầng lớp xã hội. Tôi cũng không loại trừ trên VTV sẽ xuất hiện nhiều trò chơi nữa trong năm 2006.
* Nhiều người kêu trò chơi nội địa còn ít quá ...
- Nếu quan sát luật chơi thì đúng là đơn giản lắm, nhưng cái khó là công nghệ thiết kế về âm thanh, ánh sáng, góc máy... tức format của game show, chúng ta còn phải học tập nước ngoài nhiều.
Thật ra buổi khởi đầu trò chơi truyền hình, đó là SV96, cũng do chính anh em đài có tham khảo nước ngoài rồi tự thiết kế đấy chứ.
Nhiều trò chơi như Ở nhà chủ nhật, Vườn cổ tích, Khởi nghiệp... là mình tự xây dựng. Một số trò chơi khác gốc là nước ngoài nhưng mình đã biến đổi tên gọi, nội dung khác đi, chỉ còn giữ lại luật chơi... như Chiếc nón kỳ diệu.
Và có những trò chơi giống nước ngoài thật như Ai là triệu phú, Hãy chọn giá đúng nhưng ngân hàng dữ liệu là Việt Nam. Theo tôi, mục tiêu là cố gắng có những trò chơi mang đậm bản sắc, trò chơi thuần Việt.
Phim truyện góp mặt tại liên hoan với 16 tác phẩm, số lượng như thế chưa phải nhiều so với thực tế hàng trăm tập phim ra đời trong năm… Chuyện xưa có Bố ơi (phim của chương trình “Điện ảnh chiều thứ bảy” trên VTV3) đưa ra câu chuyện trở ngược lịch sử vào những ngày tháng 8-1945… Chuyện nay có Xóm cào cào (Hãng TFS), đưa ra một định nghĩa bằng ngôn ngữ hình ảnh về thiếu nhi - đó là sự khoan dung, không định kiến chật hẹp. Về phim nhiều tập, Công ty thời trang (Hãng TFS sản xuất) dài nhất với 30 tập. Ngoài ra còn có Tia nắng mong manh - Hãng VFC, Mạnh hơn công lý - Công ty Nghe nhìn Hà Nội, Dòng sông phẳng lặng - Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế...
|
Muốn vậy phải có chế độ đãi ngộ anh em thiết kế hình thức.Chúng ta nhập trò chơi rất tốn tiền thế mà khi anh em tự nghĩ ra trò chơi thì chưa được trả thù lao thỏa đáng, thậm chí rất thấp. Ở VTV, sắp tới sẽ thành lập hẳn một nhóm thiết kế, không phân biệt người ngoài hoặc trong đài.
* Còn về sự ưu tiên cho phim Việt trên sóng, ông nghĩ gì ?
- Chúng tôi là người đầu tiên đưa ra ý tưởng xã hội hóa làm phim truyện truyền hình, nhưng thận trọng thăm dò, rốt cuộc là đài truyền hình TP Hồ Chí Minh lại thực hiện trước, với “Giờ vàng phim Việt”.
Có được phim hay ai chẳng muốn nhưng là vấn đề khó. Do đó chúng tôi xác định ít nhất là phim không được phép làm sơ sài. Bản thân Trung tâm Sản xuất chương trình truyền hình Việt Nam (VFC) lẫn Hãng Phim truyền hình TP Hồ Chí Minh (TFS), chỉ hai đơn vị thôi thì không thể nào đáp ứng được mục tiêu quá cao là phim Việt Nam chiếm 50% lượng phát sóng phim truyện nói chung.
Không thể không xã hội hóa, mời gọi các hãng phim ngoài đài cùng sản xuất. Nhưng chất lượng phim mới là mấu chốt, xã hội hóa nói cho cùng là nhằm đạt chất lượng.
* Bao giờ thì VTV sẽ "tiến công" mạnh vào phim Việt ?
- Trong năm 2006, VTV sẽ có những bước đi mạnh mẽ, xuất hiện hàng loạt phim với quy mô khá lớn, được chuẩn bị cả nửa năm qua. Tôi muốn nhấn mạnh: Chúng ta đang sống trên một đất nước rất phong phú về đề tài, nhiều đoàn phim nước ngoài cho biết đề tài của họ quá chật chội, họ muốn có sự mới lạ nên đến Việt Nam để làm phim ngay tại Việt Nam.
Cái dở là quy trình làm phim của ta còn lạc hậu, làm phim truyền hình mà “nhại” điện ảnh, thật ra mỗi bên mỗi yêu cầu khác, gần đây có đỡ hơn, có khá lên nhưng vẫn chưa được nhuyễn lắm.
|