Mỗi cơ sở cai nghiện có cách làm khác nhau để quản lý học viên cai nghiện. Cùng xem kinh nghiệm quản lý học viên cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện tại Cơ sở Cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa.
Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa được thành lập từ tháng 9/1993, trải qua các thời kỳ xây dựng và phát triển, Cơ sở đã được đầu tư về xây dựng cơ bản, về nguồn lực đảm bảo tiếp nhận, quản lý, chữa trị, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, hướng nghiệp cho 1.000 học viên mỗi năm.
![]() |
Bên trong một cơ sở cai nghiện. Ảnh Internet |
Từ ngày thành lập đến nay, Cơ sở đã tiếp nhận, chữa bệnh, quản lý, giáo dục, dạy nghề cho 5.149 học viên cai nghiện bắt buộc theo Nghị định 135/2004/NĐ-CP và 173 học viên cai nghiện bắt buộc theo Nghị định 221/2013/NĐ-CP và Nghị định 136/2016/NĐ-CP theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay Cơ sở đang quản lý 166 học viên cai nghiện bắt buộc.
Học viên khi tiếp nhận vào Cơ sở cai nghiện thì được y bác sỹ phòng Y tế-Phục hồi sức khỏe khám kiểm tra sức khỏe ban đầu và thực hiện các xét nghiệm sinh hóa để xác định mức độ nghiện, đánh giá tình trạng sử dụng ma túy, phát hiện các bệnh nội khoa, bệnh truyền nhiễm để làm căn cứ lập hồ sơ bệnh án, theo dõi, quản lý, điều trị. Xây dựng, thực hiện kế hoạch cai nghiện phù hợp kết hợp với điều trị rối loạn tâm thần và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác.
Về quản lý học viên cai nghiện bắt buộc, Cơ sở đã duy trì, thực hiện tốt các nội quy, quy chế hoạt động của học viên đã được ban hành, đảm bảo đủ nhân lực cán bộ trực tiếp quản lý, giáo dục học viên 24/24 giờ. Thực hiện nghiêm túc 5 quy trình cai nghiện đã được liên Bộ ban hành. Tổ chức thực hiện có chiều sâu và hiệu quả chương trình cộng đồng trị liệu - DayTop phù hợp với thực tế quản lý lại Cơ sở.
Thường xuyên duy trì các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, xem truyền hình, đọc sách. Tổ chức các hoạt động, phong trào thi đua hưởng ứng các ngày lễ lớn nhằm cuốn hút học viên vào các phong trào đảm bảo chế độ rèn luyện, phục hồi.
Học viên được tư vấn, được tham gia sinh hoạt nhóm nhằm giúp họ thay đổi hành vi, nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết tình huống gặp phải trong quá trình cai nghiện, quá trình trở về tái hòa nhập cộng đồng và kỹ năng phòng chống tái nghiện. Học viên được theo dõi sức khỏe và định kỳ 6 tháng được khám, kiểm tra sức khỏe nhằm phát hiện bệnh và ngăn chặn việc xăm trổ, cài cắm dị vật vào cơ thể, phòng tránh nguy cơ lây nhiễm chéo bệnh trong tập thể học viên.
Thực tiễn cho thấy quản lý người cai nghiện ma túy trong Cơ sở điều trị cai nghiện ma túy là hết sức khó khăn và phức tạp, đòi hỏi công tác quản lý phải tuân thủ nghiêm các quy định trong nội quy, quy chế quản lý giáo dục học viên, từ khi tiếp nhận đến hết thời gian đối tượng ở trong cơ sở.
Sau thời gian cắt cơn, học viên tương đối ổn định về sức khỏe, tâm lý, nhận thức, thực hiện ngay quá trình đánh giá, phân loại; đặc biệt chú ý đến ý thức, thái độ, mong muốn trong hợp tác cai nghiện, chữa trị. Đây là yếu tố cần thiết để cán bộ có cơ sở xác định áp dụng các biện pháp quản lý, tư vấn, đồng thời điều chuyển học viên về các đội quản lý phù hợp đảm bảo an toàn, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các quy trình giáo dục, dạy nghề, hướng nghiệp cho học viên trong suốt thời gian ở Cơ sở.
Đối với những học viên thuộc diện đặc biệt chú ý như:có tiền án, tiền sự về các tội danh gây rối trật tự công cộng, trộm cắp, hiếp, giết người, buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy, có thời gian chấp hành hình phạt tù; nhóm đối tượng cầm đầu các băng đảng, xã hội đen ngoài xã hội có quan hệ phức tạp, có tiếng nói, có uy tín đối với người cai nghiện ma túy trong Cơ sở cần áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ bằng biện pháp bố trí nơi ở, sinh hoạt, điều trị, lựa chọn đào tạo các nghề tương đối độc lập, hạn chế cho tham gia các hoạt động tập thể, tránh ảnh hưởng tâm lý kích động lôi kéo, rủ rê, khống chế buộc các học viên khác phải thực hiện các hành vi nghiêm cấm trong Cơ sở.
Khi có các vụ việc phức tạp xảy ra cần áp dụng ngay các biện pháp cấp thiết như: Khẩn trương triệu tập học viên ở các đội quản lý đang thực hiện các công việc như học nghề, lao động sản xuất, thể dục, thể thao và các hoạt động khác về phòng ở, khu quản lý, tăng cường lực lượng cán bộ hỗ trợ đảm bảo các điều kiện quản lý, ngăn chặn các hành vi tiêu cực lan truyền trong tập thể học viên. Ví dụ: Học viên tự thương, tự sát, tai nạn lao động, mâu thuẫn trong lao động sản xuất, hoạt động thể dục, thể thao, trong sinh hoạt, …
Khi đã áp dụng tất cả các biện pháp cấp thiết tại chỗ, tức thì mà vẫn không cứu vãn được tình hình, song song với việc chờ đợi tiếp ứng, bổ sung lực lượng của các cơ quan chức năng bên ngoài, xác định được đối tượng cầm đầu, nguyên nhân của vụ việc không nhất thiết, bằng mọi giá áp dụng các biện pháp để khống chế, bắt giữ đối tượng cầm đầu, mà tập trung lực lượng cho công tác quản lý nhóm đối tượng bị kích động nhất thời. Sớm ổn định tình hình trong toàn bộ Cơ sở.
▪ Phức tạp nạn mua bán người tại Lào Cai (11/10/2017)
▪ Bi kịch của kẻ sát nhân đầu tiên bị tử hình bằng tiêm thuốc độc (10/10/2017)
▪ Việt Nam thực hiện hiệu quả Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người (09/10/2017)
▪ Đánh sập đường dây ma túy do 'công tử phố hoa' cầm đầu (05/10/2017)
▪ Xóa điểm dừng chân của… con nghiện (02/10/2017)
▪ Cả tỉnh có 31 trẻ nhiễm HIV/ AIDS, 10 trẻ đang điều trị, 21 trẻ 'thất lạc' nơi đâu? (30/09/2017)
▪ Việt Nam dự Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 86 về phòng, chống tội phạm (28/09/2017)
▪ 'Nghề' trông tử tù (26/09/2017)
▪ Can thiệp giảm hại với phụ nữ mại dâm: Còn thiếu nhất quán trong chính sách (20/09/2017)
▪ Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là không ‘khoa học’ (20/09/2017)