Cột thứ nhất để duy trì nòi giống.... |
GS Barte Nhi (Việt kiều tại Pháp) là nhà trị liệu tâm lý và tình dục học hàng đầu của Pháp. Phóng viên đã có dịp trò chuyện cùng GS Barte Nhi khi ông về Hà Nội tổ chức hội thảo Văn hóa và sự cân bằng tinh thần. Thưa GS, có vẻ như kinh tế phát triển quá nhanh khiến cho khái niệm thanh niên cũng đang thay đổi. Nhiều người trẻ đang và sẽ phải chịu áp lực ghê gớm? Xã hội châu Âu bắt đầu chú ý đến người trẻ khi họ 15-20 tuổi. Ngày nay nhiều người đã thành tài, đã kiếm được rất nhiều tiền nhờ các loại hình kinh doanh qua mạng, các hoạt động thể thao (ngôi sao bóng đá, golf,...), văn hóa nghệ thuật (ca sỹ, diễn viên,...) ở độ tuổi 20. Rất nhiều người thậm chí mới mấp mé tuổi đôi mươi đã thành danh và được biết đến sớm hơn với các thế hệ trước. Trong khi đó giáo dục không theo kịp sự phát triển của kinh tế lại cứ bắt sinh viên phải có hết bằng cấp này bằng cấp khác (mà thực tế công việc nhiều khi lại không cần thiết). Nhiều thanh niên bây giờ ngoài 25 tuổi vẫn còn là sinh viên. Xã hội hiện nay thì lại coi 30 tuổi đã là qua tuổi trưởng thành khá xa rồi, đã qua thời đỉnh cao của sự nghiệp. Thế nên những người 30 tuổi mà chưa làm được gì, chưa thành tài thì có cảm giác như bị bỏ đi, coi như đã thất bại rồi. Tuổi 20- 30 cách đây khoảng 5 năm cũng được coi là thanh niên, nhưng bây giờ đã là hai thế hệ khác xa nhau và cái khoảng cách ấy càng ngày càng được nới rộng theo thời gian. 20 tuổi bây giờ vẫn được coi là tương lai, nhưng nếu không nhanh chóng khẳng định mình sẽ rơi vào cảnh "vừa thành tài đã hết hi vọng" (vì ngoảnh đi ngoảnh lại chẳng mấy chốc đã 30 tuổi). Tôi nghĩ là Việt Hiện nay ở Việt Nam, số lượng nữ thanh niên nông thôn lên thành phố làm việc ngày càng đông. GS đánh giá thế nào về đời sống tâm lý của những người phụ nữ nhập cư? Một phụ nữ nhập cư (đã có gia đình) khi lên thành phố làm việc sẽ phải chịu ba áp lực chính dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý: xa gia đình (chồng, con), môi trường xã hội khác hoàn toàn và đặc biệt là cuộc sống tình dục. Tôi xin giải thích rõ hơn về áp lực thứ ba. Bình thường khi còn ở làng quê, người phụ nữ có nhiều vấn đề phải giải quyết: ứng xử với bố mẹ, nuôi dạy con cái... Do đó nhu cầu về tình dục được dung hòa. Nhưng khi một mình lên thành phố, nhu cầu này cao lên và họ luôn phải gồng mình lên để tự vệ. Họ bị ép giữa hai lực: lực thứ nhất là ham muốn, lực thứ hai là buộc phải tỏ vẻ không muốn. Phụ nữ nhập cư chưa chuẩn bị tinh thần và chưa được hướng dẫn để phòng vệ nên rất dễ mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm, sợ giao tiếp... Cách mà những người phụ nữ nhập cư thường làm là nhóm nhau lại thành một hội. Ví dụ những phụ nữ tỉnh A tập hợp nhau lại thành một nhóm để gặp gỡ, trò chuyện giải tỏa bức xúc. Tuy nhiên, đây không phải là cách để hội nhập với xã hội hay nói đúng hơn là những người phụ nữ này đã thất bại trong việc hội nhập với môi trường xã hội mới…. GS có cho rằng quan niệm về tình dục của giới trẻ hiện nay hơi lệch lạc không? Trước đây người ta quan niệm tình dục như ngôi nhà một cột. Cái cột duy nhất ấy là để duy trì nòi giống. Nhưng tôi lại quan niệm tình dục như một ngôi nhà ba cột. Cột thứ nhất là để duy trì nòi giống (sexualité de reproduction). Tức là phải có cơ quan sinh dục của nam và của nữ. Do đó đồng tính mà quan hệ tình dục thì không thể có con. Đây không phải là bệnh vì có chữa cũng không khỏi. Kiểu quan hệ tình dục này (để duy trì nòi giống) chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn (30 giây là có thể có con) và độ tuổi để có thể làm được kiểu quan hệ này cũng không dài (thường là khoảng 15-45 tuổi đối với nữ). Cột thứ hai là để thư giãn, để giải lao, để tái tạo (sexualité de recréation). Không cần nam nữ, chỉ cần một mình (thủ dâm) hoặc cùng giới (đồng tính) cũng có thể làm được. Nói một cách rộng ra là không cần cơ quan sinh dục vẫn có thể làm được. Độ tuổi để tận hưởng cảm giác sung sướng này cũng rất dài. Lúc đẻ ra được ngậm vú mẹ cũng thích thú chẳng kém gì lúc thanh niên được hôn người mình yêu. Cái cảm giác đó cũng đến với một ông già 80 khi môi nhấp ngụm rượu mà ông yêu thích. Nhìn một người khác giới thấy đẹp, thấy ham muốn, thích thú ; uống một ly cà phê ngon thấy sướng,... Đấy cũng thuộc vào phạm trù của cột thứ hai. Xã hội đang lợi dụng cái cột thứ hai này để kinh doanh: spa, massage, quán cà phê, rượu, bia... Cột thứ ba là tình dục hủy diệt (sexualité prédative). Trong mỗi con người đều có hai xung lực: sống và hủy diệt. Ví dụ khi yêu trong đầu có ý nghĩ: có thể bóp nát người yêu, giết chết người yêu (vì yêu quá). Đấy là xung lực hủy diệt. Thường thì xung lực hủy diệt yếu hơn xung lực sống (chỉ nghĩ trong đầu thôi). Nếu xung lực hủy diệt mà mạnh hơn lực sống thì sẽ là tội ác (hiếp dâm, lạm dụng tình dục trẻ em,...). Xã hội nghiêm cấm cột tình dục thứ ba này. Xin cảm ơn GS! Theo Sinh Viên Việt
GS Barte Nhi hiện là nhà trị liệu tâm lý và tình dục học hàng đầu của Pháp.
▪ Teen và bệnh sĩ (16/08/2008)
▪ Tình dục tuổi teen ngày càng gia tăng (15/08/2008)
▪ Trái tim lên tiếng (15/08/2008)
▪ “Yêu” tự nhiên đến nỗi… (15/08/2008)
▪ Unisex – Giá trị bị đánh rơi (15/08/2008)
▪ Khi con gái thích… chia tay (14/08/2008)
▪ Đối mặt “chia tay”: Những điều không nên hỏi (14/08/2008)
▪ Diễn “cảnh nóng” nơi công cộng (14/08/2008)
▪ Đàn ông trẻ đang dần "nữ hóa" (13/08/2008)
▪ Khi con gái nghiện...sex (13/08/2008)