2. Đàn ông coi trọng trinh tiết phụ nữ
Trong xã hội phong kiến, phụ nữ bất hạnh mất trinh tiết thì tức là “thất tiết”, đồng thời phải lấy cái chết tuẫn tiết. Một quyền lợi rất quan trọng trong phụ quyền phong kiến, tức là khi kết hôn phải nghiệm chứng bên nữ có phải là trinh nữ không. Cả như ở trong xã hội ngày nay, không ít đàn ông vẫn không bỏ qua quan niệm trên. Đương nhiên, con người ta nên phê phán, phá bỏ sự bất công ngàn năm này đối với người phụ nữ, phải đoạn tuyệt với lễ giáo phong kiến. Nhưng ngoài nguyên nhân xã hội, phải chăng còn có một số đàn ông còn có nguyên nhân tâm lý đặc biệt nữa?

|
Nam giới luôn muốn "chiếm hữu" và "sở hữu" người mình yêu thương. (Ảnh minh họa) |
Trước hết, nam giới đối với sự “thuần khiết của trinh” có một niềm sùng bái, điều này có quan hệ với “nhu cầu tình dục chiếm hữu” và tâm lý tìm tòi mới lạ của đàn ông. Hành vi tình dục của đàn ông trên mức độ rất lớn là được thoả mãn từ mặt tâm lý, một điều kiện cơ bản của loại thoả mãn này tức là đối phương chỉ thuộc về mình anh ta. Có không ít đàn ông khi phát hiện người vợ mới cưới không phải là trinh nữ, nhu cầu tình dục biến mất hoàn toàn, sự nảy sinh tiếp theo là cảm giác chán ghét.
Thứ hai, đàn ông yêu cầu đối phương trong sạch một cách mãnh liệt, còn tiềm ẩn một loại nhân tố tâm lý không tự tin ở năng lực bản thân mình. Có nghĩa là, họ sợ đối phương so sánh mình với người đàn ông khác, phát hiện mình không bằng người đàn ông khác, từ đó đánh mất tình yêu với cô ấy. Hơn nữa, họ còn sợ đối phương đã từng có sinh hoạt tình dục thiếu cảm giác mới mẻ đối với mình.
Quan niệm vợ phải còn trinh tiết cần phải vứt bỏ nếu không bạn sẽ tự chuốc lấy đau khổ. Nhưng “tự do tình dục, giải phóng tình dục” cũng không thể chấp nhận. Người con gái mất trinh với người khác một cách vô trách nhiệm rất khó được sự thông cảm của con trai. Người con gái bị lưu manh cưỡng đoạt, là người bị hại chịu nhục và chịu tổn thương. Đối với việc này, họ không thể chịu bất cứ trách nhiệm nào.
3. Đàn ông hay ra vẻ không ghen tuông
Có người cho rằng, tính ghen tuông đàn bà nặng hơn đàn ông. Có thể không hẳn là thế. Tuy nhiên, trong chữ Hán hai chữ ghen tuông đều có bộ nữ, nhưng những chữ này rất có thể là do đàn ông tạo nên. Thực ra, lòng ghen tuông của đàn ông cũng không yếu hơn đàn bà chút nào, chỗ khác nhau là ghen tuông của đàn bà thường là biểu hiện trực tiếp ra ngoài, mà đàn ông thì âm thầm, bụng ghen tức nhưng cố tình tỏ ra không ghen. Đây là tập tục và quan niệm phổ biến của xã hội. Trong xã hội mà nam giới đảm đương lực lượng lao động chủ yếu, bất luận phương Đông hay phương Tây, đều cho rằng đàn ông không nên ghen tuông, ghen tuông là máu riêng của đàn bà, nếu ghen tuông không phải là nam nhi.
Theo con mắt của người bình thường, sự ghen tuông của đàn bà trừ mức độ quá ghê gớm thì cũng không coi là khuyết điểm lớn lắm, thậm chí có người thích lời nói và hành vi ghen tuông của đàn bà, cho rằng đó là một biểu hiện “đẹp” của đàn bà. Còn đàn ông nếu ghen tuông thì bị cười chê. Lửa ghen trong lòng của họ không thể tuỳ ý bốc ra, cho nên sự diễn đạt ghen tuông của họ cũng rất quanh co. Điều này các cô gái trẻ nên hiểu.
Nếu như bạn trai của mình hỏi han vu vơ: “Em đi xem phim với anh Y có thú vị không? Bộ phim có hay không?”. “Anh ta là người hâm mộ phim, hiểu biết rộng. Nếu có thời gian nên theo anh ấy để học hỏi thêm”. Bạn nên hiểu rằng, lời nói này đã tỏ ra anh ấy rất không bằng lòng rồi, trong lòng anh ta ghen tức bạn đi xem phim với người khác, chỉ là ghìm lại không muốn nói ra mà thôi.
(Còn nữa)
Theo Giadinh.net