"Tôi nghe nói ngũ vị tử là một vị thuốc Đông y có tác dụng điều trị bệnh liệt dương rất tốt. Xin cho biết thêm về vị thuốc này".
Trả lời:
Ngũ vị tử là vị thuốc có đủ năm vị ngọt, chua, cay, đắng và mặn. Trên thị trường, người ta phân biệt ra hai loại:
- Bắc ngũ vị tử, còn gọi là liêu ngũ vị, sơn hoa tiêu (Fructus Sechizandrae), là quả chín phơi hay sấy khô của cây bắc ngũ vị tử (Schizandra sinensis Baill).
- Nam ngũ vị tử (Fructus Kadsurae) là quả chín hay sấy khô của nam ngũ vị tử (Kadsura japonica L.).
Ở Việt Nam, ngũ vị tử chỉ mới được sử dụng trong phạm vi Đông y. Tại Liên Xô cũ, Triều Tiên và một số nước khác, ngũ vị tử đã được sử dụng như một vị thuốc Tây y. Tính chất ngũ vị tử theo Đông y là vị chua, mặn, tính ôn, không độc, có tác dụng trừ đờm, ích khí, bổ ngũ tạng, thêm tinh, trừ nhiệt; dùng chữa ho, hơi thở hổn hển, liệt dương và mệt mỏi, biếng hoạt động.
Chữa liệt dương: Ngũ vị tử 600 g tán uống, mỗi lần 4 g. Ngày uống 3 lần. Kiêng thịt lợn, cá, tỏi, dấm. Uống hết đơn thì khỏe, giao hợp được (theo Thiên Kim Phương - tài liệu cổ chưa kiểm chứng).
Chữa thận hư, tiểu tiện trắng đục, đau buốt hai bên sườn và lưng: Ngũ vị tử sao giòn, tán bột, lấy dấm thanh nấu hồ luyện thành viên nhỏ bằng nửa hạt đậu xanh, mỗi lần uống 30 viên, chiêu bằng nước nóng (theo Thiên Kim Phương - tài liệu cổ chưa kiểm chứng).
Chữa ho lâu, phổi viêm: Ngũ vị tử 80 g, túc xác tẩm với đường sao qua 20 g, hai vị tán bột, luyện với kẹo mạch nha, viên bằng quả táo, mỗi lần ngậm một viên (theo Vệ sinh gia bảo - tài liệu cổ).
Chữa ho đờm: Ngũ vị tử, bạch phàn hai vị bằng nhau, cùng tán bột, mỗi lần dùng 12 g, lấy phổi lợn nướng chín, chấm bột mà ăn, chiêu bằng nước nóng (theo Phổ Tế Phương - tài liệu cổ).
GS Đỗ Tất Lợi, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Thế giới 'ô môi' (04/04/2005)
▪ Cực khoái ở phụ nữ (04/04/2005)
▪ Dị tật ở cơ quan sinh dục nữ (02/04/2005)
▪ Vô sinh do suy buồng trứng sớm (02/04/2005)
▪ Viagra có thể gây mù (01/04/2005)
▪ Cẩn thận bệnh suy buồng trứng sớm (01/04/2005)
▪ Đàn ông Thượng Hải yếu 'tinh binh' (01/04/2005)
▪ Di tinh và di niệu (01/04/2005)
▪ Báo động tình trạng “bất lực” ở doanh nhân, trí thức (31/03/2005)
▪ Phá thai an toàn (31/03/2005)