"Đi Mỹ về, anh ấy thành ra bực mình với các món mắm ưa thích của tôi, thường uống rượu (chỉ rượu Tây), đi khiêu vũ, chơi tennis với đồng nghiệp nữ và quàng vai bá cổ họ trước mặt tôi".
![]() |
Xung đột lối sống là một trong những nguyên nhân chính của thực trạng ly thân, ly dị ngày càng tăng. |
Xung đột lối sống
Anh Trần Quốc Kế và chị Lê Thúy Quỳnh (quận Gò Vấp, TP.HCM) yêu nhau khi cả hai mới 20 tuổi. Lúc đó, gia đình anh Kế rất nghèo còn chị Quỳnh được cha mẹ để lại một cơ ngơi đồ sộ sau khi gia đình chị sang định cư ở Mỹ. Vì vậy, anh Kế học đại học là do một tay chị Quỳnh chu cấp tiền bạc. Sau đó, anh được gia đình chị Quỳnh đưa qua Mỹ du học. Năm 2000, anh quay về Việt Nam với tấm bằng thạc sĩ và cưới chị. Yêu nhau hơn 10 năm, nhưng ngay sau ngày cưới anh chị đã mâu thuẫn vì chị không chịu được lối sống quá... Tây của chồng.
Chị kể: “Sau 7 năm ở Mỹ, anh đã trở thành một con người khác. Anh thường xuyên uống rượu, mà phải là rượu ngoại. Ăn thì chỉ thích ăn món Tây. Điều khó chịu nhất là anh luôn tỏ ra bực mình với nhưng món ăn ưa thích của tôi như cà pháo mắm tôm, mắm kho... Tôi rất buồn trước sự thay đổi của chồng nhưng chiều chồng và cũng để tránh cãi vã khi có anh ở nhà, tôi không bao giờ ăn các món mắm. Tuy nhiên, ăn uống thì tôi lùi được, còn chuyện tình cảm thì không thể. Anh thường đi khiêu vũ, chơi tennis với đồng nghiệp nữ và thường thể hiện những cử chỉ thân mật như quàng vai bá cổ các cô trước mặt tôi khiến tôi rất khó chịu. Tôi nhắc nhở thì anh phớt lờ: Chuyện này ở bên Tây là bình thường, đồng nghiệp với nhau mà! Dù đã rất cố gắng, nhưng tôi không thể hòa hợp được với lối sống ngoại lai của anh ấy nên vợ chồng cứ gây gổ hoài khiến tôi vô cùng mệt mỏi“. Mâu thuẫn ngày càng trầm trọng, năm 2004 chị nộp đơn ra tòa án quân Gò Vấp xin ly hôn.
Năm 2002, chị Dương Ngọc Lan - hướng dẫn viên du lịch chuyên hướng dẫn tour cho khách nước ngoài kết hôn với anh Lê Minh Phú - giáo viên cấp III ở Gò Vấp .
Ngay năm đầu tiên của cuộc hôn nhân, vợ chồng đã hục hặc chỉ vì chi Lan về đến nhà vẫn luôn quen miệng xổ tiếng Anh với chồng, nói chuyện điện thoại với bạn cũng bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. Chưa hết, nại cớ phải dành thời gian học tập nâng cao nghiệp vụ, chị chỉ đi siêu thị mua những món ăn nhanh. Chị còn làm anh chướng mắt bởi cách ăn mặc hết sức mát mẻ. Mỗi khi thấy vợ diện áo hai dây với cổ trũng sâu, váy ngắn cũn cỡn, cười nói tự nhiên với đám tây “ba lô” là anh Phú “ngứa mắt”. Anh đã nhiều lần khuyên vợ thay đổi cách ăn mặc nhưng chị thản nhiên: “Anh còn trẻ sao đầu óc thủ cựu dữ vậy? Em đi với bọn tây thì phải ăn mặc phù hợp mới dễ làm việc. Nếu anh không còn tin tưởng vợ nữa thì cứ nói thẳng cho em biết”. Mâu thuẫn trong cách sống ngày càng khiến anh chị cứ như mặt trăng và mặt trời.
Cũng vì khác nhau về lối sống mà gia đình suýt đỗ vở, là trường hợp của vợ chồng anh Nguyễn Huy Hòa (26 tuổi) và chị Phan Thị Thúy (26 tuổi) ở P.11, Q. Bình Thạnh. Hai vợ chồng đều là nhân viên trong một công ty nước ngoài, có thu nhập khá cao. Sau khi cưới, anh đã bất ngờ khi nghe chị nói thẳng với chồng: “Em thích rạch ròi, văn minh theo kiểu tây. Anh phải trả tiền thuê nhà điện nước, điện thoại, em lo chợ búa và các khoản linh tinh. Đóng góp cho gia đình bên ai thì chuyện người đó tự lo”.
Nhưng cuộc sống không đơn giản như cách tính của chị. Có những chuyện tế nhị như anh muốn chị thỉnh thoáng ghé qua nhà thăm hỏi chăm sóc cha mẹ chồng, tiền quà cáp anh lo, nhưng chị không đồng ý , cho đó là việc không quan trọng. Tiền đã gửi đủ cho hai cụ tiêu, việc chăm sóc cứ để dịch vụ lo. Cứ thế, cuối tuần là hai vợ chồng lại cãi nhau: Anh thì muốn cả hai về nhà cha mẹ anh hoặc nhà cha mẹ chị để vừa nghỉ ngơi vừa có thời gian gần gũi gia đình, nhưng chị Thúy thì lại thích đi khiêu vũ, đi du lịch... để “bù đắp năng lượng”. Mỗi lần cãi nhau là người này lại phê bình cách sống củ a người kia, với những lời lẽ nặng nề. Họ đã nộp đơn thuận tình ly hôn tại tòa án quận Bình Thạnh vào tháng 8-2004. May là tòa hòa giải thành cả hai sau khi suy nghĩ kỹ đã rút đơn: Chị nói: “Điều quan trọng hơn cả là chúng tôi vẫn còn yêu nhau.
Dung hòa
Không phải tất cả những vợ chồng bị ảnh hưởng lối phương Tây đều phát sinh mâu thuẫn. Có những gia đình lại hạnh phúc hơn, khi dung hòa được lối sống truyền thống của Á Đông và hiện đại của phương Tây. Đó là trường hợp của vợ chồng anh Nguyễn Minh Tuấn - Lê Thu Đào ở quận Bình Tân.
Chi Đào là thư ký giám đốc một công ty của Mỹ, nên thường xuyên đi dự tiệc với sếp và các đồng nghiệp. Nhưng mỗi cuối tuần, chị vẫn dành thời gian cho gia đình, đưa con cái về thăm nội ngoại. Chị thường kể cho chồng nghe những việc mình đã làm trong ngày và lắng nghe lời khuyên của anh. Vì vậy, anh hiểu được công việc và không khó chịu trước sự "Tây hóa” của vợ.
Anh Tuấn nói: “Vợ tôi rất ghét những lễ nghi phiền phức, những chuyện phát sinh không đúng kế hoạch. Bạn đầu, tôi và gia đình tôi cũng có bị sốc nhưng - sau cũng dần bờ qua. Làm việc ở công ty nước ngoài nên ảnh hưởng lối sống là việc dễ hiểu. Điều quan trọng là cô ấy tiếp nhận thêm một lối sống mới, chứ không làm mất đi nếp sống truyền thống. Đi làm về cô ấy vẫn nấu và ăn những món ăn thuần Việt, có khi thì chế biến cả thức ăn Tây để cả nhà cùng thưởng thức”.
Bài học của các đôi vợ chồng trên cho thấy, khi một trong hai người chọn lối - sống riêng mà không quan tâm xem lối sống đó phù hợp với tính cách của thành viên trong gia đình hay không, thì gia đình sẽ rất dễ đổ vỡ. Nói theo bà Lý Thị Mai - PGĐ Trung tâm tư vấn tâm lý và quản lý giáo dục là: “Chọn lối sống, cách sống là quyền tự do của mỗi người. Nhưng khi đã lập gia đình thì lối sống đó phải hài hòa với cuộc sống hôn nhân, mới đảm bảo được hạnh phúc gia đình bền lâu.
Tiến sĩ Dương Tự Đam - với đề tài nghiên cứu “Gia đình trẻ và việc hình thành nhân cách thanh niên đã cho rằng: Những giá tri văn hóa hiện đại không mâu thuẫn với việc giữ gìn, phát huy các văn hóa đạo lý truyền thống tốt đẹp vốn có của gia đình Chúng ta phải biết gạn đục khơi trong những di sản của quá khứ và biết tiếp nhận những giá trị văn hóa biện đại theo tâm lý, nguyện vọng của tuổi trẻ để tạo ra sức mạnh phát triển cuộc sống tình yêu, lòng chung thủy vợ chồng, tình thương và trách nhiệm đối với con cái, lòng hiếu thảo và sự tôn kính tổ tiên, bố mẹ . Đó là những giá trị nhân bản sâu sắc, là kết quả của quá con nuôi ý thức đây đa mình, về gia đinh một các đúng đắn.
(Theo Phụ nữ TP.HCM)
▪ "Ngoại tình ảo" - một hiện tượng xã hội rất thật (19/05/2005)
▪ Gia đình trên hết: 5 nhân tố và 7 phương cách... (15/05/2005)
▪ Xây lại tổ ấm (14/05/2005)
▪ Điều cần cho hạnh phúc vợ chồng (13/05/2005)
▪ Khi chuyện yêu đương thiếu lửa (11/05/2005)
▪ Cá tính chàng qua màu sắc (10/05/2005)
▪ 10 cách nịnh chồng (10/05/2005)
▪ Những vấn đề nên tránh va chạm (09/05/2005)
▪ Đàn ông và những điều tại sao (07/05/2005)
▪ Giải pháp cho những rắc rối sau hôn nhân (07/05/2005)